Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PETA đại diện lợn con, nộp đơn kiện lên tòa án Đức

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật đã yêu cầu tòa án Đức cấm hành vi thiến lợn đực mà không gây mê, với nguyên đơn chính là những con lợn con. 

Thủ thuật  gây đau đớn này ngày càng trở thành chủ đề tranh cãi ở châu Âu và đã bị cấm ở Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ. Nông dân cho rằng cần phải thiến lợn con vài ngày sau khi sinh để ngăn ngừa "thịt lợn rừng", tức mùi hôi khi nấu thịt lợn đực qua tuổi phát dục mà chưa thiến. 

Quốc hội Đức đã cấm việc thiến lợn không dùng thuốc giảm đau vào năm 2013. Tuy nhiên, nông dân có thời gian chuyển tiếp đến năm 2021 để thi hành lệnh cấm này, theo AFP.

Phẫn nộ trước động thái chậm chễ nói trên, Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) đã thay mặt cho những con lợn con đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp Đức vào tháng 11.

quyen dong vat anh 1

Nông dân ở Đức vẫn chưa áp dụng phương pháp giảm đau khi thiến lợn con. Ảnh: DPA.

Nhóm này muốn các thẩm phán nhận ra rằng lợn có quyền tương tự như quyền con người và những quyền này đang bị vi phạm bởi "hành động tàn ác" là thiến mà không giảm đau.

"Các công ty và hiệp hội phi nhân đạo vẫn có tư cách pháp nhân. Vậy tại sao động vật lại không có?", luật sư Cornelia Ziehm, người hỗ trợ PETA đại diện cho lợn con tại tòa án, nói.

PETA lập luận rằng theo luật pháp Đức, không thể làm tổn hại đến động vật nếu không có lý do chính đáng. "Việc thiến lợn con, có hoặc không có gây mê, là vi phạm rõ ràng về điều này, khiến lợn ở Đức chỉ có một lựa chọn duy nhất: kiện để thực thi các quyền của mình tại tòa", nhóm này nói trong một tuyên bố.

Điểm mấu chốt là lập luận này cho rằng ở Đức, "bất cứ ai", thậm chí là một con lợn, đều có thể nộp đơn khiếu nại nếu họ tin rằng các quyền cơ bản của mình bị vi phạm.

Jens Buelte, giáo sư luật tại trường đại học Mannheim, cho rằng các thẩm phán chưa chắc đã nghĩ vậy. "Động vật không có quyền riêng theo luật của Đức", ông nói và cho rằng vụ kiện của PETA khó có thể thành công. 

Nhóm hoạt động Ấn Độ kêu gọi du khách ngưng cưỡi voi lên pháo đài

Một nhóm bảo vệ động vật hôm 11/8 đã đạp xe biểu tình trên đường phố ở Jaipur, Ấn Độ, yêu cầu chấm dứt việc sử dụng voi làm phương tiện chuyên chở khách du lịch đến Pháo đài Amber.

Ngôi chùa 147 con hổ, nguồn cơn vụ giải cứu và cái chết gây tranh cãi

Trước khi được chính quyền giải cứu và chết trong hai khu bảo tồn động vật hoang dã ở Thái Lan, 67 con hổ được chùa Wat Pha Luang Ta Bua nuôi dưỡng để phục vụ khách du lịch.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm