Quân đội được triển khai để để trấn áp biểu tình tại Peru, ngày 12/1. Ảnh: Reuters. |
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Peru đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 42 người trong những tuần gần đây.
Tình trạng khẩn cấp vừa được ban bố sẽ có hiệu lực trong 30 ngày, cho phép quân đội can thiệp để duy trì trật tự và đình chỉ một số quyền hiến định như quyền tự do đi lại và hội họp, theo một sắc lệnh được công bố, AFP đưa tin.
Ngoài thủ đô, tình trạng khẩn cấp cũng được áp dụng tại các khu vực Cusco và Puno và cảng Callao, tiếp giáp với Lima.
Hơn 100 rào chắn đã được triển khai để chặn giao thông trên khắp Peru vào ngày 14/1, chủ yếu ở miền Nam - nơi từng là tâm điểm của các cuộc biểu tình - và xung quanh Lima.
Tuy nhiên, sân bay quốc tế Cusco, sân bay quan trọng đối với ngành du lịch của Peru, đã được mở lại.
Các cuộc biểu tình rầm rộ ra lần đầu tiên vào đầu tháng 12/2022, sau khi tổng thống khi đó là ông Pedro Castillo bị phế truất vì âm mưu giải tán quốc hội và tìm cách ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu luận tội ông.
Những người ủng hộ ông Castillo đã tuần hành và dựng rào chắn trên các đường phố để yêu cầu bầu cử mới và phế truất nhà lãnh đạo hiện tại là bà Boluarte.
Tổng thống Boluarte, người cùng đảng cánh tả với ông Castillo, khẳng định bà sẽ không từ chức.
Peru đã phải đối mặt với bất ổn chính trị trong những năm gần đây. Bà Boluarte, 60 tuổi, là người thứ 6 giữ chức tổng thống trong vòng 5 năm.
Ông Castillo, người đang bị điều tra trong vì một số hành vi trong nhiệm kỳ của mình, đã bị tạm giam trong 18 tháng.
Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
“Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.