Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Paris sau đêm kinh hoàng

Nhiều giờ trôi qua sau vụ tấn công liên tiếp tại các địa điểm của thủ đô Paris tối 13/11, nỗi sợ hãi vẫn bủa vây thành phố này. Nhiều người không dám rời nhà do lo ngại an ninh.

Cảnh sát Paris tuần tra khu vực gần Paris’s Saint-German  hôm 14/11.
Cảnh sát Paris tuần tra khu vực gần Paris’s Saint-German rạng sáng 14/11, chỉ vài tiếng sau vụ tấn công liên hoàn tại 6 địa điểm khác nhau ở thủ đô Paris. Đó là các nơi đông đúc như phố Charonne, Bichat, Fontaine au Roi, đại lộ Voltaire, nhà hát Bataclan và sân vận động Stade de France - nơi Tổng thống Pháp Francois Hollande tham dự trận đấu bóng giữa đội tuyển Pháp và Đức. Ảnh: CNN

Một nhóm cảnh sát trên đường Rue de Charonne, gần nhà hàng La Belle Équipe sáng 14/11. Một số tuyến xe buýt, xe điện và văn phòng công quyền đóng cửa.
Một nhóm cảnh sát trên đường Rue de Charonne, gần nhà hàng La Belle Équipe sáng 14/11. Một số tuyến xe buýt, xe điện và văn phòng công quyền đóng cửa. Vụ tấn công liên hoàn khiến 128 người chết, khoảng 200 nạn nhân bị thương, trong đó nhiều người nguy kịch. Các nhân chứng cho biết ở nhà hát Bataclan, một kẻ tấn công hô vang “Thánh Allah vĩ đại” khi xả đạn vào các khán giả. Một tay súng khác hét lên: “Vì Syria”. Ảnh: Getty

Một đôi giày bị bỏ rơi gần nhà hát Bataclan - nơi các tay súng giết chết ít nhất 80 người. Trong 6 điểm bị tấn công, nhà hát Bataclan là nơi có số người thiệt mạng nhiều nhất. Theo tạp chí tin tức hàng đầu của Pháp Le Point, nhà hát Bataclan trở thành mục tiêu của vụ tấn công liên hoàn có thể do đây là địa điểm nổi tiếng kết nối người Israel và từng là mục tiêu của nhóm chống phong trào phục quốc Do Thái. Ảnh: Getty
Nhà chức trách cảnh báo người dân nên ở trong nhà. Nhiều tòa nhà bị đóng cửa. Lực lượng quân đội và an ninh được huy động. Đường phố tại "kinh đô ánh sáng" vắng lặng cùng bầu không khí sợ hãi bao trùm. Ảnh: Getty
Vết đạn xuyên qua tấm kính tại Le Carillon, một quán bar ở Paris. “Tình hình hiện tại ở Paris rất căng thẳng. Mọi người đều không muốn ra ngoài", Gregory Philipps, phó tổng biên tập France Radio, nói với CNN. Những từ "kinh hoàng", "thảm sát" và "cuộc chiến" xuất hiện khắp các trang nhất của hàng loạt tờ báo Pháp. Theo Philipps, điều này càng khiến người dân hoang mang. Ảnh: Getty
lối vào quán bar Carillon

Người dân Paris đặt nến và hoa để tưởng nhớ các nạn nhân tại lối vào quán bar Carillon. "Thông thường, vào thời điểm này tại Paris, bạn sẽ thấy xe cộ và các em nhỏ đi lại trên đường phố. Sáng nay tôi xuống phố để mua bánh mì nhưng mọi cửa hàng đều đóng", Geraldine Schwarz, một nhà báo ở tờ Le Monde cho biết. Ảnh: Getty

Sau cuộc họp an ninh khẩn cấp sáng 14/11, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là kẻ gây ra vụ tấn công liên hoàn. Ông Hollande mô tả các vụ tấn công, khiến 128 người chết, là "hành động chiến tranh". Người đứng đầu nước Pháp cho biết, cuộc tấn công liên hoàn “được phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức từ bên ngoài” với “sự hỗ trợ từ trong lòng nước Pháp”. Người đứng đầu chính phủ cũng tuyên bố Pháp sẽ để quốc tang 3 ngày tưởng nhớ những nạn nhân của vụ khủng bố. Ảnh: Getty
Trong một tuyên bố chính thức được viết bằng tiếng Pháp, IS nhận trách nhiệm trong vụ tấn công. Tổ chức cực đoan cho biết Pháp là "mục tiêu hàng đầu" của nhóm. Trong khi đó, an ninh trên toàn nước Pháp được thắt chặt sau vụ việc. ​Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, Tổng thống Pháp phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đóng cửa biên giới nhằm ngăn những kẻ khủng bố có thể đến Pháp cũng như chặn đường tháo chạy ra nước ngoài của những kẻ thực hiện vụ tấn công. Ảnh: Getty
Người dân Pháp bị sốc và bàng hoàng sau hàng loạt vụ khủng bố nhằm vào quốc gia này thời gian qua. Sau vụ tấn công đẫm máu tại tòa soạn Charlie Hebdo hồi tháng 1, chính quyền Pháp đã tuyên bố thắt chặt an ninh trên cả nước để tránh lặp lại thảm kịch. Đến tháng 4, các quan chức Pháp thông báo nước này sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 4 tỷ euro trong vòng 4 năm tới nhằm đáp ứng các thách thức an ninh mới. Tuy nhiên, trước tình hình như hiện nay, người ta đặt ra câu hỏi liệu nỗ lực của chính phủ Pháp đã đủ để ngăn chặn các vụ tấn công đẫm máu tương tự như đêm 13/11 hay không. Ảnh: Getty

Nhiều người đặt hoa và nến bên ngoài Lãnh sự quán Pháp ở thành phố San Francisco, Mỹ. Vụ việc hôm qua ở Paris là vụ tấn công đẫm máu nhất tại Pháp kể từ Thế chiến II. Nó xảy ra chỉ hai tuần sau khi máy bay Nga rơi ở Ai Cập, khiến 224 người chết. IS cũng tuyên bố nhóm là thủ phạm trong vụ việc. Ảnh: Reuters
Một người giơ tấm biển "cầu nguyện cho Paris" trong một trận đấu bóng rổ tại Pháp. Ảnh: Reuters

Chuyện gì xảy ra ở từng địa điểm tại Paris?

Các phần tử khủng bố bắt cóc con tin và xả súng liên tiếp ở nhà hát, nổ súng vào quán bar, cho nổ bom bên ngoài sân vận động ở Paris khiến toàn nước Pháp và thế giới chấn động.



Hải Anh

Bạn có thể quan tâm