Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Pakistan hủy dự án thủy điện 14 tỷ USD với TQ vì lợi ích quốc gia

Trung Quốc đã bị loại khỏi dự án xây dựng đập thủy điện trị giá 14 tỷ USD tại Pakistan do đưa ra những điều kiện ngặt nghèo bị coi là đi ngược lại lợi ích của nước chủ nhà.

SCMP hôm 17/11 cho biết Pakistan đã loại bỏ dự án xây dựng đập nước Diamer-Bhasha, dự án hợp tác chung giữa Islamabad và Bắc Kinh, ra khỏi khuôn khổ Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Nguyên nhân của bước đi này đến từ các yêu cầu ngặt nghèo từ phía Trung Quốc, bên cung cấp tài chính cho dự án.

"Các điều kiện (mà Trung Quốc đưa ra) là không thể thực hiện được và đi ngược lại lợi ích của chúng tôi", Chủ tịch Cơ quan Phát triển điện và nước Pakistan Muzammil Hussain tuyên bố hôm 16/11.

Các điều kiện mà Trung Quốc đưa ra bao gồm việc nước này sẽ có quyền sở hữu đập Diamer-Bhasha, chi phí vận hành và bảo trì con đập. Bắc Kinh cũng yêu cầu quyền xây dựng một con đập khác tại Pakistan trong tương lai.

Theo tờ Express Tribune, Pakistan sẽ tự bỏ ra toàn bộ chi phí để thực hiện dự án xây dựng đập thủy điện này.

Vanh dai con duong anh 1
Dự án đập nước Diamer-Bhasha. Ảnh: SCMP.

Quyết định hủy hợp tác xây dựng đập Diamer-Bhasha được Pakistan đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nepal tuyên bố hủy dự án thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỷ USD mà trước đó được chỉ định cho một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Cả hai con đập Diamer-Bhasha và Budhi Gandaki đều là những mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Vanh dai con duong anh 2
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

"Các dự án thủy điện đặc biệt phức tạp và nhạy cảm", Sun Shihai, chuyên gia Nam Á tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết.

Đối với việc xây dựng các nhà máy thủy điện, những yếu tố như tác động môi trường, tái định cư, lợi ích của các vùng thượng lưu và hạ lưu, đặc biệt đối với các con sông chảy qua nhiều nước, sẽ có tác động lớn lên việc triển khai dự án.

Mặc dù cả Pakistan và Nepal đều cần và chào đón những khoản đầu tư từ Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng, các chuyên gia nhận định những bước lùi mới đây là lời cảnh báo Bắc Kinh cần thận trọng khi triển khai các dự án nhạy cảm ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thất bại của một số dự án chưa phải là vấn đề lớn đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc.

"Không có gì quá bất ngờ khi những vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, nó sẽ không thể thay đổi bức tranh toàn cảnh", Zhao Gancheng, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, khẳng định.

Đập thủy điện ở vùng núi thiêng Trung Quốc Đập Lưỡng Hà Khẩu được xây trên sông Nhã Long, đoạn chạy qua vùng núi cao 3.000 m phía tây tỉnh Tứ Xuyên có ảnh hưởng sâu sắc về mặt tâm linh với cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây.

Say sưa xây thủy điện, Trung Quốc cày nát núi thiêng

Nếu như năm 1949 Trung Quốc chỉ có 2 đập thủy điện thì đến nay nước này đã có 22.000 nhà máy, chiếm gần một nửa số công trình thủy điện trên thế giới.


Duy Anh

Bạn có thể quan tâm