Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ôtô mới giá trên trời, người Nga chuyển sang dùng xe cũ

Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến ôtô mới tại Nga trở nên khan hiếm. Với nhiều người, xe hơi mới giờ chỉ là thú vui của nhà giàu.

Người Nga chuyển sang dùng xe nội, xe Trung Quốc hoặc ôtô đã qua sử dụng. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, chi tiêu dành cho xe mới của người tiêu dùng Nga đã giảm hơn một nửa vào năm ngoái. Các lệnh trừng phạt từ phía phương Tây giáng đòn lên ngành công nghiệp xe nước này.

Hoạt động sản xuất lao dốc, giá cả tăng vọt, người tiêu dùng chuyển sang mua xe cũ với mức giá rẻ hơn.

Đến nay, vẫn chưa rõ các biện pháp trừng phạt của phương Tây có tác động như thế nào đối với toàn bộ nền kinh tế Nga. Nhưng rõ ràng ngành công nghiệp ôtô của nước này đã chịu ảnh hưởng.

Ngành công nghiệp này vốn phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài và linh kiện nhập khẩu.

Giảm chi tiêu cho xe mới

Cụ thể, chi tiêu cho ôtô mới đã giảm 52% xuống còn 1.500 tỷ ruble (20,4 tỷ USD) vào năm ngoái, trong khi lượng xe mới bán ra lao dốc 58,8%.

Sản lượng ôtô cũng lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991, khi các hãng xe phương Tây dừng hoạt động và bán nhà máy.

Dữ liệu từ Autostat cho thấy tổng chi tiêu cho ôtô mới và xe đã qua sử dụng giảm hơn 15% trong năm ngoái. Lạm phát khiến giá cả leo thang và mức sống của người tiêu dùng lao dốc.

Tiền đổ vào thị trường xe cũ đã đẩy giá xe đã qua sử dụng tăng lên. Trong khi đó, cấu trúc của thị trường xe mới thay đổi đáng kể

CEO Sergei Udalov của Autostat

Tuy nhiên, chi tiêu cho ôtô đã qua sử dụng ghi nhận mức tăng 14%. Xe cũ chiếm tới 3/4 lượng xe được bán trong năm ngoái, tăng từ mức 55% của năm 2021.

"Tiền đổ vào thị trường xe cũ đã đẩy giá xe đã qua sử dụng tăng lên. Trong khi đó, cấu trúc của thị trường xe mới thay đổi đáng kể", Reuters dẫn lời CEO Sergei Udalov của Autostat bình luận.

"Lada dòng bình dân và xe Trung Quốc giá trên 2 triệu ruble vẫn có trên thị trường. Nhưng các hãng cao cấp hơn đã gần như biến mất", vị CEO nói thêm.

Theo hãng thống kê Rosstat, lạm phát năm 2022 ở mức 11,9% đã góp phần làm giảm 1% thu nhập khả dụng thực tế của người Nga.

Các hãng bán lẻ đã đầu tư mạnh vào mô hình cửa hàng giá rẻ. Xu hướng này cũng xuất hiện trong ngành ôtô.

Anton - nhân viên tại một công ty lớn của Nga - vừa mua chiếc Skoda đã qua sử dụng vào tháng 12. Người này thích một chiếc xe do phương Tây sản xuất hơn.

Chiếc Skoda của anh có giá 2,5 triệu ruble, đắt hơn khoảng 1 triệu ruble so với một năm trước đó, nhưng vẫn rẻ hơn xe mới 1 triệu ruble.

Anton cho biết anh cảm thấy may mắn vì số km đã đi của chiếc xe còn thấp. Trong khi đó, nguồn cung xe cũ đang cạn dần.

Xe ngoại mới chỉ dành cho người giàu

"Xe hơi mới giờ chỉ là thú vui của nhà giàu, trừ khi đó là xe Lada hay các hãng Trung Quốc", Anton chia sẻ.

Theo Autostat, giá trung bình của một chiếc xe mới được bán ra vào năm ngoái đã tăng 17% lên 2,33 triệu ruble. Còn giá xe cũ tăng 32% lên 890.000 ruble.

Hãng xe Séc Skoda Auto - một đơn vị của Volkswagen - cho biết số xe giao đến Nga sụt giảm 80% trong năm ngoái. Volkswagen đã đóng cửa nhà máy ở Nga và dừng nhập khẩu, nhưng vẫn chưa đồng ý bán hoạt động kinh doanh tại nước này như một số công ty sản xuất xe khác.

Renault (Pháp) đã bán cổ phần đa số của mình trong Avtovaz (Nga) cho Chính phủ Nga với giá chỉ 1 ruble, nhưng với tùy chọn mua lại sau 6 năm. Hoạt động kinh doanh của Nissan tại đây cũng được bán với giá 1 euro.

Nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng tăng vọt trong năm ngoái, đứng đầu là ôtô từ Nhật Bản. Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu ôtô giá trị cao sang Nga, nhưng không bao gồm ôtô đã qua sử dụng được mua bởi các cá nhân.

Làn sóng doanh nghiệp phương Tây rời Nga đã giúp các thương hiệu Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Đáng chú ý, động cơ của JAC (Trung Quốc) được sử dụng để hồi sinh dòng xe Moskvich (Nga).

Các nhà phân tích thị trường dự đoán doanh số ôtô mới sẽ tăng lên khoảng 800.000 chiếc trong năm nay, từ 687.370 xe vào năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức hơn 1,6 triệu chiếc được bán ra trong năm 2021.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Công ty mẹ Facebook sắp sa thải thêm hàng loạt nhân viên?

Đợt sa thải 11.000 nhân viên hồi cuối năm ngoái của Meta có thể chỉ là khởi đầu. Công ty có thể cắt giảm thêm hàng nghìn việc làm nữa.

Giá dầu tăng vọt

Giá dầu thế giới vọt tăng sau tuyên bố của phó thủ tướng Nga. Theo đó, nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng 3.

Gia xang dung yen hinh anh

Giá xăng đứng yên

0

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng RON 95 chỉ tăng 30 đồng lên 20.590 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 23 lần tăng giá và 27 lần giảm giá.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm