Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trịnh Văn Quyết và cổ đông chiến lược nắm hơn 94% Bamboo Airways

Trong hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải Mỹ (DOT) để mở đường bay từ Việt Nam tới nước này, Bamboo Airways lần đầu công bố chi tiết cơ cấu cổ đông của hãng.

Cụ thể, cổ đông lớn nhất của Bamboo Airways tại thời điểm lập hồ sơ ngày 1/6 là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch của hãng bay và cũng là Chủ tịch của Công ty CP Tập đoàn FLC, với 56,5% cổ phần của Bamboo Airways.

Cổ đông lớn tiếp theo là Công ty CP Tập đoàn FLC, nắm 25,85% cổ phần của hãng bay. Tiếp đến là Công ty CP Quản lý vốn & Tài sản FLC Holding (FCA) với 6,27% và Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) với 5,63% cổ phần. Các cổ đông cá nhân và tổ chức khác chiếm 5,75% cổ phần của Bamboo Airways.

Như vậy, 94,25% cổ phần của Bamboo Airways đang trong tay nhóm cổ đông thân FLC.

Bamboo Airways vẫn nằm trong tay FLC
Cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways tại thời điểm 1/6
NhãnÔng Trịnh Văn QuyếtTập đoàn FLCFCAFarosCổ đông khác
Cổ phần Bamboo Airways % 56.525.856.275.635.75

Cũng trong hồ sơ, Bamboo Airways đã có phụ lục về việc phần lớn cổ phần của các doanh nghiệp như FCA hay ROS đều được FLC hoặc ông Quyết sở hữu phần lớn cổ phần.

Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng đề cập tới mong muốn được nhà chức trách Mỹ cấp phép cho hãng thiết lập đường bay từ Hà Nội và TP.HCM, có thể qua các điểm trung chuyển như Đài Bắc (Đài Loan), Osaka và Nagoya (Nhật Bản) để đến Los Angeles và San Francisco (California, Mỹ) hay New York (New York, Mỹ), Seatle (Washington, Mỹ), Dallas (Texas) hoặc xa hơn là Vancouver, Montreal và Toronto (Canada).

Điểm trung chuyển tại Đài Loan hoặc Nhật Bản sẽ đơn thuần là dừng tiếp nhiên liệu cho máy bay (thương quyền 2) thay vì đón thêm hành khách và hàng hóa (thương quyền 5). Thời gian chờ của hành khách tại điểm trung chuyển cũng sẽ ngắn hơn nhiều so với điểm dừng có đón khách (transit).

Bamboo Airways dự kiến khai thác đường bay Việt Nam - Mỹ ngay trong quý III nếu được cấp phép từ DOT. Tần suất khai thác dự kiến là 4 - 7 chuyến/tuần. Hãng cũng mong muốn khai thác hàng chục điểm đến khác tại Mỹ thông qua hợp tác code-share với một hãng hàng không tại nước này.

Sau lần gần nhất tăng vốn vào tháng 4, Bamboo Airways hiện có vốn điều lệ là 16.000 tỷ đồng, con số lớn nhất trong các hãng hàng không Việt. Trước đó ít ngày, Ông Trịnh Văn Quyết cho biết dù tập đoàn này đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Bamboo Airways xuống dưới 51%, cá nhân ông và FLC vẫn là chủ sở hữu hãng hàng không này với trên 80% vốn nắm giữ.

Ngoài ra theo ông Quyết, khoảng 10% vốn tại hãng hiện thuộc sở hữu của cán bộ nhân viên FLC và số còn lại là sở hữu của cổ đông bên ngoài.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng bay chở hàng hóa

Công ty CP IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa có văn bản đề nghị Bộ KHĐT và các bộ ngành liên quan xem xét chủ trương thành lập hãng hàng không chở hàng.

Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm