Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Tập Cận Bình gây áp lực lên giới nhà giàu Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần này ra cam kết sẽ tái phân bổ của cải trong đất nước, qua đó gây thêm áp lực cho những cá nhân và công ty giàu nhất của nước này.

“Thịnh vượng chung là thịnh vượng của toàn thể nhân dân… không phải sự thịnh vượng của số ít cá nhân”, ông Tập nói trong hội nghị kinh tế trung ương ngày 17/8, Tân Hoa xã đưa tin.

Phát biểu trước các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập nhận định chính phủ cần thiết lập hệ thống tái phân bổ của cải xã hội để đảm bảo “công bằng xã hội”, theo CNN.

Trong buổi họp, Chủ tịch Tập cũng cho rằng “cần thiết” phải “điều chỉnh hợp lý mức thu nhập quá cao, cũng như khuyến khích người và doanh nghiệp có thu nhập cao đền đáp nhiều hơn cho xã hội”.

Tap Can Binh anh 1

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.

Nội dung bài phát biểu được đăng trên Tân Hoa xã không nêu rõ ông Tập sẽ đạt được mục tiêu trên bằng cách nào. Nhưng bài phát biểu gợi ý rằng chính phủ có thể tăng thuế hoặc có các biện pháp khác để tái phân bổ thu nhập và của cải.

Ông Tập còn nhận định “sự thịnh vượng chung” của người Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì quyền lực của giới lãnh đạo và chuyển đổi quốc gia thành nước “hoàn toàn phát triển, giàu có, và mạnh mẽ” trong từ nay tới năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bài phát biểu của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc trong thời gian qua đã gây ra tình trạng chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, cũng như giữa thị dân và nông dân, ngày càng lớn.

Theo CNN, Chủ tịch Tập cho biết từ khi ông nhậm chức vào năm 2012, chính quyền trung ương đã đặt mục tiêu “hiện thực hóa thịnh vượng cho toàn dân vào vị thế quan trọng hơn”.

Sự tập trung vào tái phân bổ của cải là một phần trong các mục tiêu lớn mà chính quyền ông Tập đặt ra cho nền kinh tế. Trong những tháng qua, Trung Quốc đã siết chặt quy định đối với lĩnh vực công nghệ, tài chính, và giáo dục…

Động thái điều chỉnh doanh nghiệp tư nhân nói trên khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại và thổi bùng nỗi sợ về triển vọng đột phá và tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc tiêm chủng đầy đủ cho hơn 777 triệu người

Nhà chức trách Trung Quốc ngày 13/8 thông báo hơn 777 triệu dân nước này, tương đương khoảng 55% dân số, đã được chủng ngừa Covid-19 đầy đủ.

Trung Quốc truy quét 'fan cuồng độc hại' trên mạng

Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát không gian mạng đối với người hâm mộ trực tuyến, nhằm loại bỏ các tác động của văn hóa thần tượng.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm