Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM muốn thí điểm cơ chế vượt trội, đột phá

TP.HCM không đặt trọng tâm vào việc khai thác nguồn thu mà thí điểm cơ chế vượt trội, đột phá để huy động nguồn lực, phát triển địa phương khi xây dựng nghị quyết mới lần này.

Sáng 30/3, Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM tổ chức tọa đàm thảo luận và góp ý dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Trưởng đoàn ĐBQH của thành phố, cho biết hiện Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký, bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023. Trong lần xây dựng nghị quyết mới này, TP.HCM không đặt trọng tâm vào việc khai thác nguồn thu như Nghị quyết 54 hiện hành.

Thay vào đó, TP.HCM đề nghị được thí điểm cơ chế vượt trội, đột phá để huy động nguồn lực, phát huy tiềm năng của mình. Trong đó, thành phố tập trung những việc luật chưa quy định hoặc luật có quy định nhưng còn chồng chéo; không giải quyết được các vấn đề để TP phát triển, để làm sao khai phóng hết nguồn lực, thực hiện mục tiêu tại các Nghị quyết 24 và Nghị quyết 31 mà Bộ Chính trị đã ban hành.

co che dac thu anh 1

Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM thảo luận góp ý dự thảo nghi quyết thay thế Nghị quyết 54. Ảnh: Hà Khánh.

Với vai trò là cực tăng trưởng của vùng động lực kinh tế Việt Nam và là đầu tàu, trung tâm về nhiều mặt, là địa phương có năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế, ông Mãi nhìn nhận quan điểm xây dựng nghị quyết mới của TP là để đáp ứng tiêu chí đột phá, vượt trội.

Dự thảo nghị quyết mới cũng bao gồm nhiều đề xuất của TP và cả những gợi ý, giao nhiệm vụ từ phía các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành và chuyên gia.

"Nghị quyết 54 cũ rất được kỳ vọng nhưng khi thông qua rồi thì kết quả thực hiện chưa như mong muốn. Đó là điều cần rút kinh nghiệm. Lần này cần đi trước và hành động ngay khi Quốc hội thông qua", ông Mãi nhấn mạnh.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM mong chuyên gia góp ý phương pháp để TP triển khai hiệu quả. Sau khi được Quốc hội thông qua, TP sẽ làm ngay.

Dự thảo nghị quyết mới với gần 40 nội dung, trong đó tập trung vào bốn nhóm chính sách: Nhóm nội dung, cơ chế Nghị quyết 54 hiện hữu mà TP muốn tiếp tục thực hiện; nhóm đã có trong Nghị quyết đặc thù với các địa phương khác; nhóm những nội dung dự kiến đưa vào sửa đổi các luật thì TP thí điểm thực hiện trước; nhóm mới do TP chủ động đề xuất từ gợi ý của Trung ương.

Ông Mãi nhấn mạnh TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến để cùng Bộ KH&ĐT hoàn thiện hồ sơ. Giữa tháng 4, TP.HCM trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đầu tháng 5 có dự thảo Nghị quyết chính thức.

Theo các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, mục tiêu phát triển TP.HCM đến năm 2030 là thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số…

Tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế và văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao.

Do đó, việc xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù cho TP.HCM nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045.

Sách hay về đô thị

Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.

Chính phủ trình 7 nhóm chính sách đặc thù cho TP.HCM

Chính phủ cho biết hồ sơ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM đã được Bộ Tư pháp thẩm định, với 7 nhóm chính sách đặc thù.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm