Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông lớn TPP có thực sự đáng sợ với ngành chăn nuôi?

Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam cho chúng ta một cái nhìn mới về “điểm sáng” khi gia nhập TPP.

    Bơi ra biển lớn

    “Quá nhiều thách thức gay gắt!", TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam đã thốt lên khi nói về những khó khăn trước mắt.

    Ngành chăn nuôi gia nhập TPP với “gia tài” là hệ thống chuồng trại nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 hộ nuôi lợn, thì số hộ nuôi quy mô nhỏ dưới 10 con một hộ chiếm tới 86,4%. Tương tự như vậy, trong tổng số 7.864,7 hộ, thì số hộ nuôi quy mô dưới 100 con chiếm tới gần 70%.

    Chăn nuôi nông hộ theo quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất lớn về dịch bệnh. Chăn nuôi ở Việt Nam có năng suất quá thấp. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, quá nhiều khâu trung gian… đã khiến giá thành thịt, trứng, sữa và các nông sản khác ở nước ta “đội giá” lên tới 9-11%, thật khó cạnh tranh khi ở Mỹ. Một lao động có thể “quản” quy mô 1.000 lợn nái (trong khi ở Việt Nam phải có tới 15-20 lao động).

    Cần trở thành người nông dân hiện đại với sự trợ giúp của máy móc thiết bị cơ khí. Ảnh
    Cần trở thành người nông dân hiện đại với sự trợ giúp của máy móc thiết bị cơ khí.

    TS Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN& PTNT cũng không tránh khỏi suy tư khi năng suất, chất lượng đàn giống của Việt Nam chưa đạt yêu cầu, chăn nuôi lợn mới đạt 17-20 con cai sữa/nái/năm. Trong khi đó, năng suất sinh sản lợn của Đan Mạch là 31-33 con cai sữa/nái/năm.

    TS Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi - cho rằng, quá nhiều khâu trung gian trong khâu phân phối sản phẩm là không cần thiết, đây chính là yếu tố khiến chúng ta khó cạnh tranh khiến giá nông sản bị đẩy lên cao khi phải qua 5-7 khâu trung gian kiếm lời bằng cách mua đi bán lại.

    Chính phải qua nhiều trung gian (trong khi ở nước ngoài chỉ 1-2 khâu trung gian) đã khiến cho sản phẩm có thời gian bị “giữ chân” quá lâu trước khi đến tay người tiêu dùng. Chưa kể, trong quá trình vận chuyển, mua đi bán lại đó, nhiều cá nhân đã tìm mọi cách để giữ cho sản phẩm được tươi và đẹp mắt bằng cách sử dụng những phụ gia độc hại.

    TPP là cú hích tạo “cơ hội vàng”

    TS Đoàn Xuân Trúc cảnh báo: Trong tương lai, Việt Nam ký TPP với 11 nước, ký với EU (gồm 28 nước) thì sẽ có tổng cộng khoảng 50 đối tác cần cam kết loại bỏ thuế quan. Đây là những đối tác mà Việt Nam đang có hoạt động thương mại, nên việc loại bỏ hàng rào thuế quan sẽ đem lại thách thức lớn cho cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

    Tuy nhiên, TS Đoàn Xuân Trúc cũng lạc quan, coi là “cơ may” khi quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm, ngành chăn nuôi của ta có một quãng thời gian 2-3 năm trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng Hiệp định Thương mại (FTA).

    Hơn nữa, “thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp. Sự thay đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp” - theo TS Trúc.

    Ý kiến trong hội thảo cũng chỉ ra rằng, thường lộ trình cam kết mặt hàng chăn nuôi trong FTA của Việt Nam, thuế suất về 0% vào năm 2018 đối với Hàn Quốc; vào năm 2020 với ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Australia và New Zealand, ASEAN - Ấn Độ, năm 2023 với Nhật Bản, 2026 với Chile và với FPP đến tận năm 2028 thuế suất mới về 0%.

    Như vậy, các DN có 13 năm để tái cơ cấu, thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm. Hay nói như Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh: “TPP là hiệp định cấp cao nhất với cam kết xoá bỏ thuế quan về 0%, nhưng có lộ trình với Việt Nam. Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015 - PV) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự 
    tác động”.

    Trong “quãng thời gian vàng” đó, các chuyên gia hàng đầu ngành chăn nuôi đều chung nhận định với TS. Đoàn Xuân Trúc: Chúng ta phải nhanh chóng tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cả các sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng… cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt ATTP.

    Theo TS Hoàng Thanh Vân, ngoài cải tiến giống, nâng cao năng suất vật nuôi, tăng độ đồng đều gắn với chất lượng sản phẩm, chúng ta phải nhanh chóng tạo chuỗi giá trị khép kín từ chăn nuôi - thu hoạch - phân phối, giảm tối đa khâu trung gian, giảm triệt để giá thành.

    Đồng thời, phải ngay lập tức xây dựng rộng rãi các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng quản lý chất lượng ISO, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, ATVSTP và ngay từ bây giờ phải nghiêm túc xây dựng thương hiệu quốc gia. Có như vậy, TPP mới không là “đêm 30 của ngành chăn nuôi”.

    Đã đến lúc chúng ta xóa bỏ kiểu chăn nuôi manh mún nhỏ lẻ kiểu “nông hộ”. Các đại gia lớn như Vinamilk, TH, Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư vào bò. Vingroup đã đầu tư vào rau sạch. Sân chơi cho các đại gia có tầm nhìn còn nhiều. Người Việt chúng ta chưa làm, chứ không phải là không làm được.

    Ông Hoàng Công Trang - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH tỏ ra lo ngại khi gia nhập TPP, thuế suất bằng 0%, việc nhập khẩu sữa bột vào nước ta sẽ diễn ra ồ ạt, phá vỡ xu hướng tiêu dùng sữa hiện nay. Việc nhập khẩu sữa tươi sẽ thuận lợi hơn, gây bất lợi cho các thương hiệu sữa tươi trong nước.

    Tuy nhiên, TH thấy rằng, quy chuẩn sữa sẽ quyết định vấn đề. Quy chuẩn sữa cần minh bạch, rõ ràng để đảm bảo sự công bằng cho sữa tươi Việt Nam, bảo vệ người Việt Nam, trả lại cơ hội phát triển và cạnh tranh lành mạnh cho ngành chăn nuôi và nông nghiệp Việt Nam. Định hướng của TH true milk là xây dựng thương hiệu sữa một cách đồng bộ cho 36 thương hiệu sản phẩm sữa tươi, sữa chua. Hiện tại đã có 39 nước bảo hộ nhãn hiệu “TH true milk”, trong đó có Nhật, Mỹ, Singapore, cộng đồng châu Âu…

    Ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) cho rằng, tái cơ cấu lại quy mô tổng đàn, tổ chức cơ cấu lại giống gà đồi thương phẩm theo hướng giảm mạnh giống gà mía lai, tăng giống gà ri lai lên khoảng 70%. Trên cơ sở đó nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, phối hợp với Viện Chăn nuôi tạo ra giống gà đặc trưng riêng cho “gà đồi Yên Thế”, mở rộng thị trường trong nước, xây dựng nhãn hiệu bảo hộ độc quyền… là những giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay để bước vào sân chơi trong thời kỳ hội nhập.

    Ông Lê Quang Thành - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thái Dương cho rằng, cơ hội của ngành chăn nuôi heo của chúng ta rất lớn khi nhu cầu thực phẩm tăng cao. Dự tính nhu cầu thực phẩm ước tính tăng khoảng 121% từ năm 2015 đến năm 2020.

    Tuy nhiên, với hàng loạt thách thức lớn, ngành chức ăn chăn nuôi cần có những giải pháp chiến lược để tổ chức lại sản xuất, giảm 20-25% chi phí trung gian; đưa con giống tốt vào chăn nuôi; tái cơ cấu quy mô chăn nuôi; quy hoạch chăn nuôi theo chuỗi; tạo lập chuỗi trồng trọt gắn với chăn nuôi…

    TPP sẽ thúc đẩy FDI vào công nghệ cao

    Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đổ vào Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực dệt may, da giày, mà còn là công nghệ cao.

    http://laodong.com.vn/kinh-doanh/ong-lon-tpp-co-thuc-su-dang-so-voi-nganh-chan-nuoi-387748.bld

    Theo Khánh Vũ/Lao Động

    Bạn có thể quan tâm