Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Ông chủ hãng mì Nhật nói về tinh thần nghĩ cho người khác

Yêu Việt Nam từ lần đầu ghé thăm, TGĐ Acecook Việt Nam Kajiwara Junichi quyết đem văn hóa mì ăn liền xứ phù tang tới dải đất chữ S để mọi ngườicó thêm những sản phẩm chất lượng.

Acecook anh 1Acecook anh 2

Yêu Việt Nam ngay từ lần đầu đặt chân đến, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam - đã quyết đem văn hóa mì ăn liền xứ phù tang tới dải đất chữ S để “người dân có thêm lựa chọn với những sản phẩm chất lượng”.

Hành trình của người tiên phong mang mì ăn liền công nghệ Nhật đến Việt Nam đâu chỉ trải hoa hồng, nhưng với tinh thần omoiyari - nghĩ cho người khác, ông Kajiwara Junichi cùng những cán bộ công nhân viên tâm huyết đã đưa cái tên Acecook từng bước chinh phục trái tim người tiêu dùng Việt.

Acecook anh 3

- Thay vì tiếp tục làm việc tại quê nhà Nhật Bản, tại sao ông lại chọn bắt đầu một hành trình mới tại Việt Nam?

- Tôi đến Việt Nam lần đầu năm 1992. Xuống máy bay, tôi thấy như đang bước sang một thế giới khác. TP.HCM náo nhiệt, không theo trật tự và kinh tế còn chưa phát triển, nhưng lại mang đến cảm giác rất mới mẻ cho người lần đầu đặt chân đến.

Đặc biệt, những người tôi gặp trên phố luôn thân thiện và hình như ai cũng lạc quan vào tương lai. Lúc đó, tôi liên tưởng đến Nhật Bản sau chiến tranh, cũng khó khăn thiếu thốn như vậy nên hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng lớn mạnh như Nhật Bản.

Acecook anh 4

Cũng những năm này, thị trường mì ăn liền Việt Nam còn rất đơn điệu. Tôi muốn làm một điều gì đó có ích cho đất nước mà tôi có thiện cảm đặc biệt này. Và tôi nghĩ, nếu đem được công nghệ sản xuất mì và bí quyết an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật đến Việt Nam thì người dân sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm chất lượng, cũng như có thêm nhiều lựa chọn về hương vị.

- Xây dựng một doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, ông đem những triết lý kinh doanh nào từ Nhật Bản sang?

- Ở phương Tây, khách hàng thường thẳng thắn đưa ra yêu cầu và doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng để có được sự hài lòng, nhưng các “thượng đế” Nhật Bản lại không như vậy. Thay vào đó, các doanh nghiệp Nhật, bao gồm cả Acecook, phải luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, nghĩ cho khách hàng trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh để làm ra những sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng họ. Người Nhật gọi đó là omoiyari - nghĩ cho người khác.

- Vậy omoiyari trong văn hóa kinh doanh của người Nhật được thể hiện ra sao?

- Doanh nghiệp Nhật luôn quan tâm và phục vụ người dùng từ các yếu tố cơ bản của sản phẩm là tính an toàn và chất lượng, cho đến sự tiện dụng và cả yếu tố nâng cao như sức khỏe, niềm vui khi sử dụng.

Cạnh tranh lành mạnh cũng là một nét đẹp trong văn hóa kinh doanh ở Nhật. Có thể kể đến câu chuyện cạnh tranh của khu nghỉ dưỡng onsen (tắm suối nước nóng) tại Beppu và Kusatsu. Sau trận động đất ở Kusatsu, lượng khách đến đây giảm nghiêm trọng. Khu nghỉ dưỡng Beppu đã dành hẳn một chiến dịch quảng cáo cho đối thủ với slogan: "Thay vì đến Beppu, hiện giờ bạn nên đến Kusatsu". Tuy nhiên, Beppu cũng khẳng định họ sẽ tiếp tục cạnh tranh trở lại khi Kusatsu được khôi phục, “nhưng giờ thì chúng ta nên sát cánh cùng nhau”.

Tương tự, Acecook Việt Nam cũng quan điểm cạnh tranh công bằng, lành mạnh, luôn đặt lợi ích chung của cả ngành mì ăn liền lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Điều này khách hàng có thể thấy rõ qua hành trình gần 26 năm Acecook hoạt động tại Việt Nam.

Acecook anh 5

- Vậy còn tại Acecook Việt Nam, tinh thần nghĩ cho người khác được thể hiện ra sao thưa ông?

- Trước tiên, chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động, thể hiện ở các tiêu chí như công việc thú vị, nhiều cơ hội phát triển, chế độ thu nhập tốt, mối quan hệ với lãnh đạo luôn cởi mở. Cảm giác tươi mới, thân thiện sẽ khuyến khích sự sáng tạo.

Với sản phẩm, omoiyari chính là tâm niệm luôn làm ra những sản phẩm chất lượng bằng nguyên liệu tốt của CBNV Acecook. Mặc dù để có được nguyên liệu tốt và an toàn, chúng tôi phải chi nhiều hơn để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, phòng thí nghiệm, đánh giá nhà cung cấp, mua nguyên vật liệu… Dĩ nhiên, những việc này sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm. Vì vậy chúng tôi đã đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất, cân bằng các chi phí để có giá bán phù hợp.

Để người dùng thưởng thức sản phẩm tiện lợi và ngon miệng hơn, chúng tôi cũng thiết kế vạch chế nước sôi trong ly mì, hay các đường gân cách nhiệt trên thân ly… Khi những điều cơ bản và tiện lợi đã được thực hiện, chúng tôi tiến thêm một bước là tạo ra những sản phẩm bổ dưỡng với mục tiêu “hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe của người dùng”.

Mỗi sản phẩm của chúng tôi đều ra đời từ tinh thần “nghĩ cho người khác” như thế.

- Không ít người dùng Việt vẫn hiểu lầm về mì ăn liền. Từ góc độ nhà sản xuất, ông cảm thấy sao khi những đứa con tâm huyết của mình chịu điều tiếng?

- Chúng tôi từng bị làm nhái sản phẩm, bị đối thủ cạnh tranh “nói xấu” trong quảng cáo khi đặt vấn đề dầu chiên mới - cũ tạo nên màu sắc vắt mì... Nhưng nếu có dịp đến tham quan quy trình sản xuất của chúng tôi, người tiêu dùng sẽ hiểu thực tế không như vậy.

Acecook anh 6

Mì ăn liền ra đời từ tinh thần “nghĩ cho người khác”. Hơn 60 năm tồn tại, mì ăn liền đã làm tốt vai trò là thực phẩm mang lại sự tiện lợi, cũng như trở thành lương thực dự trữ, cứu trợ. Tiện dụng và có giá trị như vậy nhưng món ăn này vẫn chịu nhiều tiếng xấu vì những tin đồn thất thiệt.

Vì vậy, để người tiêu dùng an tâm thưởng thức mì ăn liền và cải thiện hình ảnh của ngành hàng, từ năm 2016, chúng tôi đặt nhiệm vụ quan trọng số 1 là cung cấp thông tin đúng cho Bộ Y tế, các cơ quan quản lý thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia, cơ quan truyền thông… để người tiêu dùng hiểu đúng về mì ăn liền. Bởi với thực phẩm, nếu vừa ăn vừa lo thì sẽ không thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon nữa. Khi người dùng không thấy thực phẩm đó ngon thì nhà sản xuất tâm huyết mấy cũng mất đi cảm hứng sáng tạo và niềm hạnh phúc.

Acecook anh 7

- Người Việt thường nói làm kinh doanh cần một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Mới nghe qua thì omoiyari giống một “trái tim nóng”, nhưng có lẽ đó cũng chính là “cái đầu lạnh” của người làm kinh doanh?

- Đúng vậy! Omoiyari không chỉ là vấn đề cảm xúc mà còn được Acecook Việt Nam áp dụng khoa học vào sản xuất và kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thông qua mô hình 4P gồm Product (Sản phẩm) - Price (Giá cả) - Promotion (Quảng bá) - Place (Phân phối).

- Trong 4P ông nhắc tới, “Product” có lẽ là điều người tiêu dùng quan tâm nhất. Omoiyari giúp sản phẩm của Acecook chinh phục người Việt ra sao?

- Trong kinh doanh thực phẩm, không cách nào thuyết phục khách hàng tốt hơn chất lượng. Để mang đến sự an toàn và an tâm cho người tiêu dùng thì chất lượng là yếu tố tiên quyết, tiếp đó là hương vị và đa dạng trải nghiệm.

Để mỗi sản phẩm đạt chất lượng đến tay người dùng là cả một hành trình đầu tư khắt khe từ nguyên liệu, công nghệ, dây chuyền sản xuất đến phân phối. Chỉ riêng một nhà máy ở TP.HCM đã tốn khoảng 50 triệu USD vốn đầu tư. Toàn bộ dây chuyền sản xuất được thiết kế khép kín theo chuẩn Nhật Bản, đạt mức độ tự động hóa gần 90%. Mỗi năm, chúng tôi dành 30-40 triệu USD tái đầu tư vào máy móc thiết bị.

Acecook anh 8- Máy móc được lắp đặt và vận hành theo tiêu chuẩn Nhật Bản liệu có cho ra đời những sản phẩm “nhiều vị Nhật, thiếu vị Việt”?

- Tôi quan niệm không phải cái gì của mình cũng tốt. Chúng tôi sẵn sàng học hỏi cái mới, cái hay từ các đối tác, đối thủ và tạo khác biệt từ đó. Trong câu chuyện khẩu vị, Acecook không áp đặt hương vị Nhật vào sản xuất mì gói tại Việt Nam, mà trao nhiệm vụ này cho bộ phận chuyên môn người Việt, nhưng kỹ thuật sản xuất là của Nhật.

Chúng tôi nghiên cứu sự khác biệt ẩm thực của miền Bắc - Trung - Nam và tạo ra những vị dễ ăn, như gia giảm gói soup hay sử dụng rau thơm theo từng vùng miền. 11 nhà máy tại 6 vùng trọng điểm cũng giúp chúng tôi sản xuất ra những hương vị phù hợp nơi đó nhất.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú trọng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chưa từng có trên thị trường như mì giải cảm Samưrai, mì Phủ Rau… Tôi cũng rất tự hào khi Acecook đã sáng tạo ra hơn 20 sản phẩm từ nguyên liệu Việt như gạo làm bún, phở, hủ tiếu ăn liền; hay đậu xanh làm miến… Mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị sản phẩm, và người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng.

- Đầu tư nhiều vào máy móc công nghệ sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Điều này có khiến sản phẩm Acecook Việt Nam hụt hơi trong cuộc đua giá cả?

- Giai đoạn đầu, Acecook ứng dụng công nghệ và sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật nên giá thành cao. Lúc đó, giá mì gói tại Việt Nam chỉ 600-700 đồng thì mì của Acecook tận 1.800-2.000 đồng.

Để giải bài toán về giá, đáp số chúng tôi đưa ra là tiết giảm chi phí sản xuất nhưng không làm giảm chất lượng, không chạy theo sản phẩm giá rẻ. Để làm được điều đó, chúng tôi đã tìm đến các nhà cung cấp nguyên liệu Nhật Bản, nhờ họ hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà cung cấp Việt Nam. Chúng tôi cũng hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam cải tiến máy móc, nhà xưởng theo chuẩn của Acecook.

Sau 5 năm thực hiện, đến năm 2000, chúng tôi đã có được những nhà cung cấp nguyên liệu trong nước tốt, đáp ứng nhu cầu và bắt đầu cân bằng về giá với thị trường.

- Acecook Việt Nam là công ty mì đầu tiên mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy. Đâu là mục đích của hoạt động này?

- Các chuyến tham quan nhà máy sẽ giúp người tiêu dùng mục sở thị quy trình sản xuất mì ăn liền hiện đại theo công nghệ Nhật Bản, hiểu rõ hơn về tính an toàn của mì ăn liền, qua đó an tâm và thoải mái thưởng thức sản phẩm. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng, giải đáp các thắc mắc, đồng thời lắng nghe ý kiến của họ để cải thiện sản phẩm.

- Trong tương lai, Acecook Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, nhất là khi họ ngày càng khó tính?

- Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sự an toàn, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục truyền tải đến người tiêu dùng những thông tin chính xác để họ hiểu mì ăn liền là một thực phẩm có giá trị sử dụng cao, an toàn, an tâm khi sử dụng.

Đồng thời chúng tôi cũng đang phát triển các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung những dưỡng chất người Việt Nam còn thiếu như mì Doraemon bổ sung canxi, mì có rong biển… Những sản phẩm này được cho ra đời với sự chung tay nghiên cứu và khuyên dùng của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Cùng với tinh thần omoiyari, Acecook Việt Nam sẽ ra mắt nhiều sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng và luôn là một công ty có ích cho xã hội.

Giang Minh Nguyệt

Đồ hoạ: Nguyên Phương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm