Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Ông chủ FTX bình thản nhận lỗi

Sam Bankman-Fried nhận lỗi khi đế chế tiền số FTX sụp đổ vì mở rộng quá nhanh và không cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo.

FTX anh 1

Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, Sam Bankman-Fried đã từ một người anh hùng trong giới tiền số trở thành kẻ phản diện đáng ghét nhất.

Nhà sáng lập FTX mất gần hết tài sản, chứng kiến đế chế trị giá 32 tỷ USD của mình lâm vào cảnh phá sản và trở thành mục tiêu điều tra của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài quá nửa đêm với New York Times, cựu CEO FTX vẫn tỏ ra bình tĩnh một cách đáng ngạc nhiên. “Mọi chuyện có thể còn tồi tệ hơn nữa. Nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ bị mất ngủ, nhưng thay vào đó tôi vẫn ổn và ngủ ngon”, Sam Bankman-Fried nói.

Canh bạc thất bại

Sam Bankman-Fried từng được so sánh với những người nhân vật quan trọng về tài chính như John Pierpont Morgan hay Warren Buffett khi có thể đã xây dựng một đế chế tiền số dù chỉ mới ở tuổi 30. Thế nhưng, FTX bất ngờ sụp đổ vào tuần trước vì làn sóng rút tiền của ồ ạt của các nhà đầu tư khiến sàn bị thiếu hụt 8 tỷ USD thanh khoản.

Đêm ngày 11/11 (giờ Hà Nội), sàn giao dịch tiền số FTX chính thức thông báo họ đã nộp đơn xin phá sản ở Mỹ.

Cú sập của FTX nhanh chóng lan rộng khắp thị trường tiền số, gây bất ổn cho các sàn khác và gieo rắc sự ngờ vực đối với loại hình đầu tư này.

FTX anh 2

Sam Bankman-Fried tiết lộ đã cho quỹ Alameda Research do mình sáng lập vay hàng tỷ USD tiền ký gửi của người dùng trên sàn FTX. Ảnh: Forbes.

Nhà sáng lập 30 tuổi thường rất ít công khai phát biểu trước truyền thông. Nhưng đến khi đế chế FTX sụp đổ, trong cuộc phỏng vấn vào ngày 13/11 vừa qua, Sam Bankman-Fried bày tỏ sự hối tiếc lớn vì đặt cược vào một canh bạc có độ rủi ro cao.

Theo cựu CEO FTX, sàn tiền số đã cho Alameda Research - quỹ đầu tư cũng do ông sáng lập sử dụng - hàng tỷ USD của người dùng ký gửi để đem đi đầu tư để rồi thua lỗ. Đáng nói, Sam Bankman-Fried còn thừa nhận số tiền "lớn hơn đáng kể so với những gì tôi nghĩ" và tự đánh giá trước "rủi ro thua lỗ là rất đáng kể”

Nhà sáng lập sàn tiền số cũng tự nhận xét chỉ trích của giới phê bình về quyết định của ông là đúng. Trước đó, giới chuyên môn nhận định Sam Bankman-Fried đã mở rộng lợi ích kinh doanh của FTX quá nhanh, trên mức cần thiết cho thị trường tiền số.

“Nếu tập trung hơn một chút vào những gì đang làm, tôi đã có thể đưa ra quyết định kỹ lưỡng hơn. Điều đó cho phép tôi nắm bắt được những gì đang diễn ra ở khía cạnh rủi ro”, cựu CEO FTX thừa nhận.

FTX anh 3

Cựu CEO FTX hối hận vì quyết định gây chiến với CEO Binance Changpeng Zhao. Ảnh: Decrypt.

Sự kiêu ngạo cũng là một khía cạnh mà Sam Bankman-Fried hối hận. Nhà sáng lập FTX thừa nhận đã sai khi quyết định công kích CEO Binance Changpeng Zhao - sàn tiền số lớn nhất thế giới và cũng là đối thủ trực tiếp của FTX.

"Công kích Changpeng Zhao không phải nước đi thông minh của tôi. Dù rất thất vọng về những gì đang xảy ra, nhưng tôi phải thừa hiểu đó không phải là một quyết định đúng đắn khi bày tỏ điều đó", Sam Bankman-Fried phân trần.

Kẻ khổng lồ với ”gót Achilles"

Sự sụp đổ của FTX đã làm choáng váng thế giới tiền số. Tuy nhiên, thực tế trong những tháng gần đây, các đã có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo đế chế của Sam Bankman-Fried đang gặp nguy hiểm.

Theo các cuộc phỏng vấn với 9 đồng nghiệp và đối tác kinh doanh của Sam Bankman-Fried, cũng như các bản ghi nội bộ mà New York Times thu được, tham vọng của vị CEO FTX đã vượt quá tầm kiểm soát.

Cụ thể, các nhân viên chủ chốt không hề hay biết khi Sam Bankman-Fried thực hiện hàng loạt giao dịch mua bán và đầu tư vào các công ty tiền số gặp khó khăn. Nhà sáng lập FTX cũng từ chối đề xuất thuê thêm nhân viên dù đồng nghiệp nhận xét ông đang bị quá tải.

FTX anh 4

Dù được khuyên nhiều lần nhưng Sam Bankman-Fried vẫn quyết định phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của FTX. Ảnh: Bloomberg.

Bất chấp hàng tỷ USD mà các công ty đầu tư mạo hiểm rót vào, hội đồng quản trị FTX toàn bộ đều là người quen của Sam Bankman-Fried.

Từng được định giá ở mức khoảng 40 tỷ USD, công ty này lại hoạt động với mô hình kỳ lạ. Toàn bộ cộng sự thân tín sống chung trong một biệt thự lớn, cũng là nơi làm việc.

Căn penthouse rộng khoảng 1.110 m2 trên đảo New Providence ở Bahamas là nơi đặt trụ sở của FTX cùng các công ty liên quan đến doanh nghiệp.

Tất cả đều chịu ảnh hưởng từ Sam Bankman-Fried. Theo nguồn tin thân cận tiết lộ, trong nhóm cộng sự Sam Bankman-Fried có rất nhiều cặp đôi có mối quan hệ tình cảm với nhau tại trụ sở ở Bahamas.

“Thực tế mà nói, tôi không nghĩ ai đó có thể duy trì liên lạc và giao tiếp chặt chẽ với hơn 15 người này”, nhà sáng lập FTX nói về mối quan hệ thân thiết của các thành viên trong hội đồng quản trị.

Mối quan hệ giữa Alameda và FTX được cho là gốc rễ dẫn đến sự sụp đổ của đế chế này. Đây là quỹ đầu tư do Sam Bankman-Fried thành lập vào năm 2017 và nhanh chóng kiếm được hàng triệu USD nhờ khai thác sự thiếu hiệu quả trên thị trường Bitcoin.

FTX anh 5

Hình ảnh hiếm hoi của trụ sở FTX, được chụp tại hội nghị vào tháng 4. Ảnh: NYT.

Vấn đề nằm ở việc Alameda Research nắm giữ quá nhiều đồng FTT. Cụ thể, tổng lượng FTT mà dự án sở hữu vượt giá trị vốn hóa của đồng tiền số này.

Vị CEO sau đó phải lên tiếng khẳng định FTX và Alameda là 2 doanh nghiệp hoàn toàn độc lập và ông cũng không còn trong ban quản trị quỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã rời khỏi Alameda Research từ tháng 11/2021, Sam Bankman-Fried vẫn sở hữu gần như toàn bộ dự án và hơn 50% của sàn FTX.

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Văn phòng kỳ dị của FTX

Nhóm cộng sự thân tín gồm khoảng 10 người của ông chủ FTX cùng chung sống tại một căn penthouse, giá gần 40 triệu USD ở Bahamas.

Anh Tuấn

Bạn có thể quan tâm