Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước báo giới ngày 31/3. Ảnh: AP. |
“Hãy để anh ấy đi”, ông Biden nói với báo giới tại Nhà Trắng khi được hỏi về thông điệp của ông gửi tới Moscow liên quan tới vụ bắt giữ.
Tuy nhiên, ông Biden cũng cho biết Washington chưa có kế hoạch trục xuất các nhà ngoại giao Nga để trả đũa, AFP cho biết.
Ông Gershkovich, phóng viên của tờ Wall Street Journal, bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt giữ tại Yekaterinburg và bị buộc tội cố gắng thu thập thông tin mật liên quan tới một nhà máy quân sự. Đây là lần đầu tiên một nhà báo Mỹ bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp.
Evan Gershkovich là công dân Mỹ, 32 tuổi, từng làm phóng viên cho AFP và Moscow Times.
Theo ông Yaroslav Shirshikov, một chuyên gia truyền thông địa phương, ông Gershkovich có thể bị bắt vào hôm 29/3, khi các nhân viên an ninh được cho đã đưa một người đàn ông không rõ danh tính đi từ một nhà hàng địa phương, với áo len trùm qua đầu.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hôm 30/3 tuyên bố cáo buộc nhằm vào ông Gershkovich là điều “nực cười”. Theo bà Jean-Pierre, không có bằng chứng ủng hộ cáo buộc của Moscow. Tờ Wall Street Journal cũng bác bỏ cáo buộc.
Trong khi đó, phát biểu trong một sự kiện tại Lusaka, Zambia trong chuyến công du châu Phi, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết giới chức Mỹ “quan ngại sâu sắc” trước vụ bắt giữ.
Washington cho biết đang cố gắng đảm bảo quyền tiếp cận lãnh sự của ông Gershkovich.
Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine
Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.