Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Obama: Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận

Tổng thống Mỹ Obama lên tiếng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng nước này có quyền bảo vệ không phận, tuy nhiên Ankara và Moscow cần tránh leo thang căng thẳng sau vụ Su-24 bị bắn hạ.

Máy bay Nga bốc cháy sau khi trúng tên lửa. Ảnh: AP

Một lính Nga thiệt mạng khi tìm phi công Su-24 bị bắn rơi 

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga xác nhận một trong hai phi công điều khiển Su-24 bị bắn rơi đã thiệt mạng. Trước đó, một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai phi công Nga có thể vẫn còn sống.

Trong một video, phó chỉ huy lực lượng phiến quân người Thổ ở Syria cho biết họ đã bắn vào hai phi công Nga khi họ nhảy dù khỏi máy bay. Nhân vật này cũng khoe một mảnh dù của Nga và tuyên bố nó thuộc về một trong hai phi công. Trước đó, lực lượng này cũng tung video ghi lại hình ảnh một phi công Nga bị thương, nằm bất động trên mặt đất.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố đình chỉ mọi liên hệ quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn rơi gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Moscow cũng điều tàu chiến tới vùng biển ngoài khơi tỉnh Latakia, phía tây Syria sau vụ việc máy bay chiến đấu bị bắn rơi.

Lãnh đạo phương Tây lên tiếng

Ngay sau vụ việc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga, NATO đã họp khẩn tại Brussels, Bỉ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ủng hộ các tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ và khẳng định máy bay Nga đã tiến vào không phận quốc gia thành viên NATO.

Stoltenberg cũng cho biết Moscow không liên hệ trực tiếp với NATO mà chỉ liên hệ với Ankara. Ông Stoltenberg cũng kêu gọi các bên bình tĩnh để hạ nhiệt tình hình.

Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên cho biết không ai trong số 28 đặc phái viên của NATO bảo vệ Nga. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ không hộ tống các máy bay Nga rời khỏi không phận nước mình mà chọn cách bắn hạ nó. “Có nhiều cách khác để đối phó với những sự cố tương tự”, một người giấu tên cho biết.

Tổng thống Mỹ Barack Obama thì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh điều quan trọng là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần nói chuyện với nhau để có những biện pháp ngăn ngừa căng thẳng leo thang sau vụ chiến đấu cơ bị bắn rơi. Tổng thống Mỹ cũng cho rằng những sự cố tương tự ít có cơ hội xảy ra nếu Nga chỉ tập trung dội bom IS.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông Hollande cũng nhắc lại mục đích duy nhất của các quốc gia là chống lại chủ nghĩa khủng bố mà điển hình nhất là lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS.

“Với những gì đang diễn ra, chúng ta cần tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria nếu không những rủi ro sẽ gia tăng”, ông Hollande nói.

Trực thăng Nga trúng tên lửa khi đi tìm máy bay bị bắn hạ

Nhóm phiến quân Syria đã bắn hạ một trực thăng Nga bằng tên lửa chống tăng chỉ vài giờ sau khi F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga.

Putin: Thổ Nhĩ Kỳ bắn phi cơ là 'đâm sau lưng'

Tổng thống Vladimir Putin nói việc phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay chiến đấu Su-24 ở gần biên giới Syria gây hậu quả rất nghiêm trọng và là hành động đâm sau lưng Nga.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm