Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Oanh tạc cơ Trung Quốc bay gần Guam và thông điệp tới Mỹ

Các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc điều máy bay ném bom tới gần đảo Guam của Mỹ là động thái trong chiến lược cảnh báo Washington về thách thức lâu dài từ Bắc Kinh.

Các máy bay chiến đấu H-6K mang tên lửa hành trình tầm xa 1.600 km đang thách thức các khu vực phòng thủ của Mỹ quanh đảo Guam, Times of Military dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ trong khu vực.

Máy bay ném bom của Trung Quốc nhắm mục tiêu tới Guam là một phần trong các hoạt động làm cho lực lượng Mỹ trên lãnh thổ hòn đảo lo lắng về mối đe dọa tiềm ẩn từ Bắc Kinh - ngay cả khi Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

"Hiện nay việc máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ là điều thường xuyên xảy ra", một trong các quan chức cho hay. "Trung Quốc đang diễn tập để tấn công đảo Guam". 

may bay nem bom Trung Quoc anh 1
Máy bay ném bom H6-K của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo các quan chức, những hoạt động gần đây của Trung Quốc trong khu vực cho thấy họ đang chuẩn bị để bảo vệ các biên giới mở rộng.

"Giờ đây ngày nào chúng tôi cũng thấy các chiến đấu cơ Flanker của Trung Quốc và máy bay Nhật Bản" tiến gần nhau, cho biết thêm rằng các vụ đánh chặn giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang gia tăng.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận về vụ việc.

H-6K là máy bay ném bom chiến lược được đưa vào phục vụ trong năm 2009, được thiết kế cho các cuộc tấn công tầm xa và ngoài tầm hỏa lực phòng thủ. H-6K có tầm chiến đấu 2.000 km và mang tên lửa mở rộng giúp mở rộng phạm vi tấn công lên tới 4.000km - nghĩa là nó có thể hoạt động trên biển.

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay ném bom đã được sử dụng để tuần tra khu vực bãi cạn Scarborough ở phía nam Biển Đông. Đây là khu vực mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền.

may bay nem bom Trung Quoc anh 2
Guam là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đồ họa: Telegraph.

Theo Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải tại Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường khả năng ngăn chặn máy bay Mỹ bằng cách đẩy mạnh hoạt động vào phía Tây Thái Bình Dương.

"Việc này nhằm mục đích tăng cường cản trở Mỹ, với mục tiêu chiến lược chung là tăng chi phí của Washington, nếu Mỹ lựa chọn can thiệp quân sự vào Đài Loan hoặc Biển Hoa Đông chẳng hạn", South China Morning Post dẫn lời ông Koh.

Trung Quốc lần đầu tiên trình làng máy bay ném bom chiến lược H-6K thế hệ mới của mình trong một cuộc diễu hành quân sự vào năm 2015 đánh dấu 70 năm ngày kết thúc Thế chiến II. Chiếc máy bay mới này sẽ được trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền DH-20, có tầm bắn tới Australia. Hiện tại, mới chỉ có Nga và Mỹ có thể tung ra tên lửa hành trình từ trên không.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho hay những thiếu hụt trong thiết kế khiến khả năng chiến đấu của oanh tạc cơ này bị hạn chế. Chuyên gia Zhou Chenming cho biết Trung Quốc chủ yếu sử dụng máy bay chiến đấu cho các hoạt động gần bờ.

"Thật vô lý khi Trung Quốc triển khai H-6K tấn công Guam bởi tên lửa của Trung Quốc - hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân - có thể làm cùng công việc mà không cần người điều khiển. Hiện nay, những máy bay ném bom này chủ yếu chỉ bay vòng quanh Đài Loan", Zhou nói.

Đảo Guam là một trong những căn cứ chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây có căn cứ không quân Andersen, trụ sở của Phi đoàn 36, một phần của Không quân Chiến lược Thái Bình Dương phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Căn cứ này là nơi hoạt động thường xuyên của bộ ba máy bay ném bom chiến lược B-52 (ảnh), B-1B và phi cơ tàng hình B-2 Spirit. Ngoài máy bay, đảo Guam còn là căn cứ của lực lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Căn cứ này luôn có ít nhất 4 tàu ngầm lớp Los Angeles làm nhiệm vụ, được trang bị tên lửa Tomahawk có tầm bắn hơn 2.500 km. 

Triều Tiên từng đe dọa sẽ phóng nhiều tên lửa đến vùng biển xung quanh đảo này để đáp trả lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sẽ có siêu sân bay lớn nhất thế giới năm 2019 Sân bay mới đang xây dựng trên diện tích 47 km2 ở Bắc Kinh sẽ là một trong những phi trường lớn nhất thế giới khi hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 10/2019.

Trung Quốc, ASEAN có thể diễn tập trên Biển Đông năm sau

Bộ trưởng quốc phòng Singapore cho biết cuộc diễn tập chung trên biển có thể diễn ra vào năm sau nhằm "xây dựng lòng tin" sau nhiều năm Biển Đông căng thẳng vì tranh chấp.

Hoa Hạ - Nguỵ An

Bạn có thể quan tâm