Hơn 20 em học sinh trường THPT Trí Đức (Hà Nội) đã phải nhập viện điều trị với các biểu hiện điển hình của hội chứng cúm là sốt cao, ho, viêm long đường hô hấp.
BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch.
Từ năm 2009, kể từ khi có dịch cúm A/H1N1 đến nay, chùm ca bệnh cúm như trên mới xuất hiện trở lại tại Việt Nam. Sau khi được thăm khám, điều trị, nhiều em đã xuất viện, một số trường hợp vẫn còn sốt đã được chuyển lên khoa Nhi điều trị.
Từ năm 2009, kể từ khi có dịch cúm A/H1N1 đến nay, chùm ca bệnh cúm như trên mới xuất hiện trở lại tại Việt Nam. |
Xét nghiệm ban đầu cho thấy, 2 trong 13 học sinh có kết quả dương tính với cúm A. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và dự kiến có kết quả trong ngày 22/1.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đây là các ca nghi ngờ viêm đường hô hấp do virus cúm. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả thu được tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia cho thấy chủng virus cúm lưu hành trên người thời gian qua chủ yếu là cúm AH3N2, H1N1 và cúm B.
Theo cảnh báo của các bác sĩ, sự việc hơn 20 em học sinh nhập viện cho thấy tốc độ lan truyền mạnh mẽ của cúm. Vì thế, dù là cúm mùa thông thường, nhưng mọi người cần cảnh giác, bởi cúm mùa cũng có nguy cơ gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng. Vì thế, để phòng bệnh, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Các gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.