Nuôi tằm thu nhập hơn 300 tỷ đồng/năm
Công việc tưởng chừng nhàn hạ nhưng cực vất vả này đem lại thu nhập lên tới 90 triệu nhân dân tệ (hơn 307 tỷ đồng/năm) cho người dân Huyện Dung - Trung Quốc.
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Một người nông dân đang cần mẫn chăm sóc lứa tằm tại gia đình mình. Nhìn qua tưởng nhàn hạ nhưng thực chất nuôi tằm không dễ chút nào, phải rất cẩn thận. |
Một người đàn ông đang dồn kén vào các giỏ lớn tại một điểm tập kết ở địa phương. |
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. |
Huyện Dung nằm ở vùng núi phía Bắc tỉnh Quảng Tây nên không có nhiều đất đai trồng trọt. |
... nhưng nghề nuôi tằm đa nuôi sống nhiều hộ dân ở đây, đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định, tổng cộng lên tới 90 triệu nhân dân tệ/năm (hơn 307 tỷ đồng). |
Sợi tơ tằm được tôn vinh là 'nữ hoàng' của ngành dệt mặc dù sản lượng thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như bông, đay, gai... |
Do đó, nghề nuôi tằm vân là một nghề phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc... |
Kén tằm chính là chất dịch (thành phần chủ yếu là protein) tiết ra từ cơ thể tằm. Sợi tơ tằm dùng để dệt áo lụa, làm chỉ thêu... được rút ra từ kén. |
Các giai đoạn phát triển của tằm từ lúc bắt đầu trứng thì tằm có 4 lần ngủ, sau đó dậy ăn rỗi đến lúc tằm chín được chuyển lên né để nhả tơ. |
Trong các chu kỳ phát triển của tằm thì lúc tằm ăn rỗi là vất vả nhất, tằm ăn lá dâu nhiều hơn, đòi hỏi người chăn nuôi phải chăm sóc kỹ để đảm bảo chất lượng kén. |
Trong thời gian tằm ăn rỗi, tuyệt đối không để các chất độc hại xâm phạm vào, chỉ cần có mùi nước hoa, hay mùi dầu gió cũng làm tằm bị bủng mà chết. |
Theo VTC News