Nghiên cứu mới đây của trang BusinessFibre.co.uk đưa ra thống kê về thời gian trung bình người dân mỗi quốc gia sử dụng mạng Internet, phân loại dựa trên các tiêu chí về giới tính và nhóm tuổi. Đứng đầu danh sách là Philippines với trung bình hàng ngày 10 giờ online, theo sau là Brazil, Colombia và Thái Lan với hơn 9 giờ mỗi ngày. Người Việt Nam trung bình dành hơn 6 giờ mỗi ngày để online.
Tại Mỹ, tốc độ truy cập Internet rơi vào khoảng 108,8 Mbps, trung bình trên các thiết bị di động là 32 Mbps. Tuy nhiên, công dân Mỹ chỉ sử dụng 6 giờ 31 phút mỗi ngày để vào mạng. Thứ hạng của Mỹ trong danh sách thống kê là 12. Toàn bộ người dân Mỹ tuổi 18 đến 29 được khảo sát đều có sử dụng Internet, tỷ lệ này còn 73% ở nhóm độ tuổi trên 65.
Kết quả khảo sát cho thấy, cứ ba trên bốn người từ 13 tuổi có tài khoản Facebook (khoảng 76%) và hai trong số năm người (khoảng 43%) có Instagram, 17% sử dụng Twitter và 34% có Snapchat, hơn 56% sử dụng LinkedIn.
Tại Anh, theo thống kê từ Văn phòng Thống kê Quốc gia, người dân Anh dành ra 5 giờ 46 phút mỗi ngày để online.
Mặc dù, công dân Nhật Bản được cung cấp điều kiện vật chất rất tốt, 94% dân số Nhật có thể truy cập Internet nhưng người Nhật rất ít khi online. Người dân nước này chỉ sử dụng 3 giờ 45 phút mỗi ngày để lên mạng.
Trong thế giới hiện đại, chúng ta có khả năng tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ chỉ với vài cú click chuột. Điều này giống như một cuộc cách mạng văn hóa. Internet và những thành tựu khoa học công nghệ khác đã thay đổi cách chúng ta làm việc và cả cách chúng ta nhìn nhận thế giới, thay đổi cách thức giao tiếp giữa người với người. Nghiên cứu này của BusinessFibre.co.uk đã cung cấp một góc nhìn về mức độ phụ thuộc vào mạng Internet của các quốc gia trên thế giới.
Từ số liệu thống kê cho thấy, thời gian sử dụng mạng trung bình của thế giới là 6 giờ 42 phút. Có 17 quốc gia được cho là có thời lượng trực tuyến quá nhiều và 32 quốc gia có thời gian online nhiều hơn chỉ số trung bình của toàn thế giới.
Công dân nhiều nước, không nghi ngờ gì, đang lâm vào cảnh "nghiện" Internet trong khi đó, nhiều nước khác lại có thể coi là khá thờ ơ. Tuy nhiên, với xu thế online hóa mọi thứ, cùng với làn sóng mới của tiền điện tử, nên thương mại ưu tiên di động (mobile-first commerce), có khả năng mọi hoạt động trực tuyến đều sẽ tăng đáng kể trong tương lai.