Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước Mỹ ra sao nếu Trump không công nhận kết quả bầu cử?

Ứng viên Donald Trump gây nên làn sóng chỉ trích khi từ chối trả lời rõ ràng về việc chấp nhận kết quả bầu cử, nhưng sự công nhận của tỷ phú này liệu có quan trọng không?

Trump tức giận xé giấy ghi chép sau tranh luận lần 3 Cuối buổi tranh luận cuối cùng tại Las Vegas ngày 19/10, ứng viên đảng Cộng hòa đã xé một tờ giấy từ sổ ghi chép và bỏ vào túi ào.

Trong buổi tranh luận cuối cùng với đối thủ Hillary Clinton, tỷ phú Trump từ chối xác nhận việc ông sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử bất kể thắng thua. Sau cuộc tranh luận, ông còn "trêu ngươi" tiếp bằng tuyên bố "sẽ công nhận nếu tôi thắng".

Tuyên bố của Trump được cho đã phá hỏng hoàn toàn buổi tranh luận vốn khá tốt của ông và bị chỉ trích là gây nguy hiểm cho nền dân chủ Mỹ cùng truyền thống 240 năm chuyển giao quyền lực trong hòa bình. 

Tuy nhiên, trên góc độ pháp lý, chuyện Trump có thừa nhận thua cuộc (nếu thua) hay không không quan trọng.

Tỷ phú Donald Trump liên tục tố cuộc bầu cử gian lận và không hứa sẽ công nhận kết quả bầu cử nếu ông thất bại trước bà Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.

Trump hoàn toàn bất lợi

"Nói thẳng ra, trong hệ thống của chúng ta, chuyện người thua có nhận thua hay không chẳng quan trọng gì. Kết quả bỏ phiếu của đại cử tri mới có tính quyết định", Guardian dẫn lời James Bopp, một luật sư chuyên về hiến pháp Mỹ.

Theo quy trình bầu cử Mỹ, tổng thống không do cử tri chọn trực tiếp mà thông qua các đại cử tri. Các đại cử tri sẽ cam kết bầu cho một ứng viên nhất định và cuộc bầu cử của đại cử tri sẽ diễn ra vài tuần sau ngày bầu cử toàn quốc 8/11. Tuy nhiên, ngay trong đêm 8/11, người ta thường đã biết ai sẽ trở thành tổng thống mới.

Trong những tuần sau cuộc bầu cử toàn quốc và trước cuộc bỏ phiếu của đại cử tri, ông Trump có thể kiện đòi kiểm phiếu lại. Tuy nhiên, trừ khi kết quả bỏ phiếu của cử tri phổ thông sít sao nhau, cơ hội thành công của Trump là rất thấp.

"Ông ấy có thể kiện. Nhưng nếu số phiếu chênh lệch là quá lớn, tòa án cũng không làm gì được", Rick Hasen, giáo sư Đại học California-Irvine và là người điều hành blog Luật bầu cử (Election LawBlog), nhận định. 

Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Clinton vượt trên ông Trump với khoảng cách điểm % rất lớn.

'Bóng ma' cuộc bầu cử 2000

Giám đốc phụ trách chiến dịch tranh cử của Trump, ông Kellyanne Conway và cố vấn của Trump là Rudy Giuliani cùng nói rằng phát biểu của ông Trump không hề "vô tiền khoáng hậu", theo BBC.

Chiến dịch của ông Trump dẫn chứng rằng ứng viên đảng Dân chủ Al Gore cũng không nhận thua trước George W. Bush trong cuộc bầu cử năm 2000 và đã kiện lên tòa. Đây là một trong những cuộc bầu cử có kết quả sít sao nhất lịch sử nước Mỹ.

Khi đó, ông Al Gore giành được nhiều hơn Bush đến 500.000 phiếu phổ thông nhưng lại mất phiếu đại cử tri trong gang tấc ở bang Florida. Al Gore đã khiếu nại, đòi kiểm phiếu lại ở bang này trong khi Bush cũng kiện yêu cầu dừng kiểm phiếu lại. Tuy nhiên, cuối cùng Tòa án tối cao đã tuyên bố số phiếu tranh chấp ở bang Florida thuộc về Bush và ông trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ.

Al Gore (phải) đã kiện để kiểm phiếu lại nhưng cuối cùng vẫn công nhận kết quả cuộc bầu cử. Ảnh: AFP.

Richard Reuben, giáo sư luật tại Đại học Missouri, cho rằng trường hợp Al Gore - Bush không hề tương đồng với việc Trump từ chối công nhận kết quả bầu cử.

"Tuyên bố của Trump là nỗ lực từ trước để hạ thấp bất cứ kết quả nào không theo ý muốn của ông ấy. Việc này chưa hề có tiền lệ trong đời sống chính trị Mỹ", Guardian dẫn lời ông Reuben.

Trong khi đó, đối với cuộc bầu cử năm 2000, tranh chấp phát sinh sau khi cử tri phổ thông đi bỏ phiếu. Vụ việc sau đó đi theo một quy trình pháp lý đàng hoàng và Al Gore đã chấp nhận phán quyết của Tòa án tối cao, Reuben so sánh.

'Cú giáng' vào nền dân chủ Mỹ

Dù hầu như không có khả năng thay đổi kết quả cuộc bầu cử, việc Trump không công nhận thua cuộc có thể dẫn đến những hậu quả khác cho nước Mỹ.

Giáo sư Hasen cho rằng việc Trump từ chối nhận thua, cộng thêm những cáo buộc trước đó về gian lận phiếu bầu, có thể kích động bao lực trong hàng ngũ những người ủng hộ ông. 

Việc Trump không công nhận kết quả bầu cử có thể kích động người ủng hộ ông. Trong ảnh là một cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Trump hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, việc một ứng viên không công nhận kết quả bầu cử sẽ là "cú giáng" vào nền dân chủ Mỹ. Trong cuộc tranh luận ngày 19/10, người điều phối Chris Wallace đã nói chuyển giao quyền lực trong hòa bình là nguyên tắc nền tảng của nền dân chủ Mỹ, dẫu cho quá trình tranh cử có căng thẳng đến mức nào.

Khi nhận thua trước Bush sau cuộc tranh cãi kết quả bầu cử, Al Gore đã dẫn lời Stephen Douglas, người thất bại trước Abraham Lincoln trong cuộc bầu cử năm 1860: "Các đảng phái phải phục vụ cho đất nước. Tôi sát cánh cùng tổng thống. Chúa phù hộ ông".

Chuyện gì xảy ra nếu không ai chiến thắng sau bầu cử Mỹ?

Kết quả hòa trong cuộc bầu cử tổng thống là điều mà cả cử tri và quốc hội Mỹ đều không mong đợi.

Trump công bố kế hoạch 100 ngày đầu sau khi làm tổng thống

Ông Donald Trump tiết lộ kế hoạch cho 100 ngày đầu tiên làm tổng thống, hứa tạo ra 25 triệu việc làm và cắt thuế cho tầng lớp trung lưu.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm