Ngày 30/9, lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang đã chính thức diễn ra. Nhãn hàng nước tăng lực Number 1 thuộc Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát lần thứ 5 là nhà tài trợ chính của giải.
|
Đua bò là một lễ hội thể thao đặc trưng trong văn hóa đồng bào Khmer ở Nam Bộ vùng Bảy Núi, An Giang. Lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hàng năm, cứ vào mỗi dịp lễ Dolta (lễ cúng ông bà) từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch, không ít người dân, phóng viên và các tay săn ảnh lại bắt chuyến tàu xe sớm nhất xuống An Giang để được tận mắt mục sở thị môn đua bò trứ danh ở đất này.
|
|
Những ngày gần đến lễ Dolta truyền thống, về vùng Bảy Núi, đến đâu cũng nghe bàn chuyện đua bò. Ngày cuộc đua càng đến gần, những chàng trai “tài xế” (người điều khiển) tranh thủ lựa chọn cho mình cặp bò béo tốt và khỏe mạnh nhất. Trong khi đó, những cô gái trong sóc thì chuẩn bị sắm sửa lễ vật, dọn dẹp nhà cửa để cầu cúng cho lễ hội Dolta cùng diễn ra với lễ hội đua bò truyền thống.
Lễ hội năm nay diễn ra với sự tham gia của 40 đôi bò đến từ các huyện Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang); huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng); huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành (tỉnh Kiên Giang). Tổng giải thưởng lên đến 35 triệu đồng, trong đó đội vô địch sẽ được nhận giải thưởng 10 triệu đồng.
|
|
Vào sáng sớm của ngày hội, người dân khắp nơi kéo đến. Mọi người đứng thành hàng bao quanh các bờ bao, mang theo chiêng, trống cùng hò hét, cổ vũ cho cặp bò mà mình yêu thích.
|
|
Ngay từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không khí lễ hội luôn tràn ngập với tiếng vỗ tay, reo hò, cổ động của khán giả cho những đôi bò quyết liệt về đích. Các pha rượt đuổi gay cấn cùng những tiếng la hét, cổ vũ khiến cho lễ hội thêm rộn ràng.
|
|
Ông Nguyễn Văn Liệt, xã An Đông, huyện Tịnh Biên, là chủ của một cặp bò. Năm đầu tiên đi thi và đạt danh hiệu quán quân, ông vui mừng chia sẻ: “Mấy năm trước thấy người ta đua nên tôi mua bò về nuôi và huấn luyện. Sau 4 năm, tôi đăng ký tham gia và đạt giải. Tôi vui mừng và thỏa ước nguyện rồi. Tối qua tôi hồi hộp nên thức suốt cả đêm”.
|
|
Ông Lê Phước Sang, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, là người trực tiếp lái bò giành giải quán quân năm nay. Ông đã có kinh nghiệm tham gia 6 năm và từng giành giải Á quân trong lễ hội đua bò tổ chức tại Kiên Giang. “Phải tập luyện cho bò một tuần 2 lần và chăm sóc cho bò rất kỹ, thay cỏ liên tục để bò có sức đề kháng và sức khỏe dự thi. Còn người lái bò phải dũng cảm, khéo léo và bình tĩnh trên đường đua. Năm nay, tôi đã đoạt giải là quá mừng và thỏa ý nguyện, bao nhiêu cực khổ đều xứng đáng”.
|
|
2016 là năm thứ 5 nhãn hàng nước tăng lực Number 1 của Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát trợ chính cho lễ hội đua bò. Hòa vào không khí tưng bừng lễ hội của bà con Khmer, ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc đối ngoại của tập đoàn cho biết: “Đồng hành cùng lễ hội, chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con Khmer ở An Giang nói riêng và trên khắp cả nước nói chung một lễ hội ý nghĩa, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer, quảng bá môn thể thao độc đáo đến đông đảo người dân cả nước”.
|
|
Bên cạnh việc quan tâm đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào Khmer thông qua lễ hội đua bò, Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát còn thường xuyên đồng hành trong nhiều chương trình lớn của tỉnh An Giang như: chương trình văn nghệ Biên giới khúc tình ca, 17 năm liên tục đồng hành cùng giải đua xe đạp nữ An Giang. |
|
Gần đây nhất, tập đoàn đã triển khai hai chương trình ý nghĩa vì cộng đồng như: xây dựng cầu thép dây văng trị giá 700 triệu đồng cho huyện Châu Phú trong chương trình Nhịp cầu ước mơ; lắp đặt một chiếc máy lọc nước mặn thành nước ngọt ở huyện Tri Tôn. |
Tân Hiệp Phát
đua bò Bảy Núi
An Giang
Tân Hiệp Phát
Number 1