Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ sinh Trung Quốc gây tranh cãi vì giỏi toán hơn sinh viên MIT

Jiang Ping đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý tại Trung Quốc sau khi học sinh này vượt qua các đối thủ đến từ Stanford, Cambridge và Đại học Thanh Hoa để lọt vào vòng chung kết.

Hình ảnh Jiang Ping xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Cuộc thi toán toàn cầu thường niên của Tập đoàn Alibaba đã kết thúc vào ngày 22/6 với phần thi nổi bật của Jiang Ping, một học sinh 17 tuổi đến từ trường nghề tại vùng nông thôn ở Trung Quốc. Nữ sinh này đã vượt qua hàng trăm đối thủ từ các trường đại học danh tiếng như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Stanford và Đại học Thanh Hoa để tiến vào vòng chung kết.

Tuy nhiên, điều này đã tạo ra làn sóng tranh luận gay gắt tại Trung Quốc vì nhiều người không tin năng lực của Jiang Ping.

Jiang Ping là học sinh tại Trường Trung cấp nghề Lianshui ở phía đông tỉnh Giang Tô. Nữ sinh này có phần thi xuất sắc trong số khoảng 800 thí sinh lọt vào vòng loại, bao gồm các nhóm sinh viên từ Đại học Cambridge và Đại học Bắc Kinh.

Hiện tại, các trường dạy nghề ở Trung Quốc thường được coi là “nhóm trường cấp thấp” và chỉ dành cho những học sinh không đủ điểm để được nhận vào trường trung học phổ thông.

“Việc học toán rất khó khăn, nhưng mỗi lần giải được bài toán, em đều cảm thấy khá vui. Bất kể tương lai ra sao, em vẫn muốn tiếp tục học toán. Em chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ”, Jiang Ping nói với Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.

Jiang là người duy nhất lọt vào vòng chung kết mà không đến từ một trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc hay nước ngoài. Cô nói với Qilu Evening News rằng cô chọn trường dạy nghề vì chị gái cô và một số người bạn tốt đang học ở đó.

Phần thi xuất sắc của Jiang Ping đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ công chúng và giúp cô nhận về nhiều lời tán thưởng. Song, việc cô lọt vào vòng chung kết cũng khiến nhiều thí sinh và một số người tỏ ra nghi ngờ. Kể từ khi Jiang vượt qua bài kiểm tra đầu tiên, các thí sinh khác đã đặt câu hỏi về điểm số và năng lực toán thực sự của nữ sinh này.

Trong một lá thư chung gửi cho ban tổ chức vào ngày 19/6, 39 thí sinh lọt vào vòng chung kết cho biết Jiang “rõ ràng đã mắc một số lỗi cơ bản” khi giải một bài toán trên bảng đen. Nhóm thí sinh này yêu cầu ủy ban tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những lo ngại của họ, bao gồm cả cáo buộc rằng Jiang đã được giáo viên Wang Runqiu giúp đỡ trong quá trình làm bài thi trực tuyến.

Nu sinh gay tranh cai anh 1

Một số thí sinh cho rằng Jiang Ping đã gian lận trong kỳ thi. Ảnh: Weibo.

Theo tờ Qilu Evening News, giáo viên Wang là người đã phát hiện ra tài năng toán học của Jiang cách đây 2 năm, khi nữ sinh này đạt gần 140/150 điểm tối đa trong một kỳ kiểm tra. Ngược lại, các bạn khác cùng lớp với Jiang chỉ có số điểm khoảng 50-60.

“Jiang là một học sinh có tính kỷ luật cao. Khi các bạn cùng lớp chơi đùa, Jiang Ping dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để học toán”, giáo viên Wang chia sẻ với Qilu Evening News.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Bùng phát hoạt động bói toán online

Trong và sau Tết, các hoạt động mê tín dị đoan trên mạng xã hội thu hút nhiều quan tâm, là cơ hội để kẻ lừa đảo trục lợi.

Sự khắc nghiệt đang giết chết nhân tài công nghệ Trung Quốc

Cái chết đột ngột của 2 nhân viên Trung Quốc gần đây đã dấy lên tranh cãi về giờ làm việc “vô nhân tính” và văn hóa làm việc khắc nghiệt của ngành công nghệ nước này.

Tranh cãi vì tiến sĩ vật lý ở Mỹ về Trung Quốc làm công chức

Một tiến sĩ vật lý tốt nghiệp Stanford khiến dân mạng dậy sóng, vì xuất hiện trong danh sách ứng viên công chức địa phương ở một vùng nông thôn Trung Quốc.

Minh Hoàng

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm