Sau nhiều năm kinh doanh ngành hàng thiết bị y tế, chị Thọ bất ngờ chuyển hướng sau chuyến thăm nhà máy sản xuất mỹ phẩm Vimaccos ở Đông Anh (Hà Nội) ít tháng trước.
Hỗ trợ "từ A đến Z"
“Người Việt chưa có nhiều kiến thức về chăm sóc da. Chất da châu Á mỏng và trẻ lâu, nhưng ít người hiểu được muốn chăm sóc da cần tuân thủ các bước làm sạch, dưỡng... Vì vậy, da của nhiều phụ nữ Việt Nam chưa được đẹp”, chị Thọ chia sẻ.
Đó cũng là lý do ngay khi đầu tư thương hiệu mỹ phẩm riêng, bên cạnh bán hàng, chị quyết định đồng hành để cùng hướng dẫn phụ nữ các bước chăm sóc và bảo vệ da.
Người việt đang mua sắm nhiều sản phẩm chăm sóc da. |
Trở lại thời điểm vài tháng trước, nữ doanh nhân chưa từng nghĩ đến việc kinh doanh mỹ phẩm dù đã có nhiều năm trên thương trường. Bước ngoặt đến vào ngày chị đi thăm nhà máy Vimaccos và bất ngờ trước độ “mạnh tay” của nhà sáng lập Edward Le cùng các nhà đầu tư.
Vimaccos là nhà máy sản xuất mỹ phẩm hiếm hoi đạt đồng thời các chứng nhận CGMP ASEAN (thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm), ISO 22716, ISO13485, FDA (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tới thị trường Mỹ và các nước châu Âu). Những chứng nhận này đã góp phần đẩy lùi định kiến nhà máy ở Việt Nam không có tiêu chuẩn khắt khe mà chị Thọ thường nghĩ.
“Ngay khi tôi có ý tưởng chuyển hướng sang kinh doanh mỹ phẩm, Vimaccos lập tức cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm tới hỗ trợ từ A đến Z như nghiên cứu công thức, thị trường, thiết kế bao bì, marketing, quảng cáo… Chỉ trong thời gian ngắn, thiết kế và giao diện sản phẩm đã được chuyển sang cho chúng tôi duyệt. Tôi lại bất ngờ lần nữa vì nó rất ổn”, nữ doanh nhân chia sẻ.
Vimaccos có đội ngũ chuyên gia, nhân viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm. |
Chị Thọ đang sử dụng bộ 5 sản phẩm skincare được sản xuất tại Vimaccos mà bản thân sắp đưa ra thị trường. Chị tiết lộ đã sử dụng nhiều loại serum giá 4 triệu đồng/chai, kem chống nắng giá 1,5 triệu đồng/tuýp nhưng hiện chỉ dùng hàng “made in Vimaccos”.
“Tôi không bao giờ nói tốt về mỹ phẩm nếu bản thân chưa trải nghiệm. Tuy nhiên, lần này tôi đã chọn đúng loại mình cần. Không dám khẳng định là tốt nhất, nhưng có thể nói sản phẩm tương đương những dòng mỹ phẩm đắt tiền tôi vẫn dùng”, chị Thọ cho biết.
Giấc mơ nâng tầm mỹ phẩm Việt
Người đang điều hành Vimaccos là ông Edward Le - doanh nhân Việt kiều trưởng thành và sinh sống 40 năm ở Mỹ. Cách đây 3 năm, ông quyết định về Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm - lĩnh vực đã thành danh tại Mỹ.
Không chọn con đường dễ dàng, ông Edward bắt tay xây dựng nhà máy và kinh doanh theo hướng “sản xuất thương hiệu trọn gói”: Cung cấp ý tưởng, nghiên cứu sản phẩm, thiết kế bao bì, marketing, hỗ trợ pháp lý, tư vấn kinh doanh cho các nhà sáng lập, chủ thương hiệu mỹ phẩm…
Vimaccos tham vọng nâng tầm mỹ phẩm Việt. |
Sau gần 2 năm, Vimaccos đi vào hoạt động và ra mắt nhiều sản phẩm chất lượng, đặc biệt là các dòng serum hỗ trợ phục hồi, tái tạo da, trị nám, trị mụn, làm sạch, làm trắng, bảo vệ da, tóc…
“Thị trường Việt Nam với 100 triệu dân đang giống Thái Lan ở thời điểm hơn 10 năm trước. Thị trường rộng lớn nhưng trong đó cũng tồn tại không ít sản phẩm chất lượng kém. Vì vậy, chúng tôi chọn con đường tiên phong, đồng hành để nâng tầm mỹ phẩm Việt. Thế mạnh của Việt Nam là có nhiều dược liệu thiên nhiên tốt cho da, tóc và lành tính. Kết hợp kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu phát triển tại Vimaccos và nguyên liệu chuẩn nhập từ Pháp hay Hàn Quốc, chúng tôi tin đây sẽ là con đường để công ty phát triển”, ông Edward Le chia sẻ.