Nụ cười, nước mắt đoàn tụ trong cuộc 'chạy nước rút' tới Mỹ
Thứ ba, 7/2/2017 14:02 (GMT+7)
14:02 7/2/2017
Sau khi lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo của ông Trump bị chặn, hàng nghìn người đoàn tụ người thân sau 1 tuần đầy biến động tại các sân bay của nước Mỹ.
Du khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Dulles, thủ đô Washington. Nhiều người trong số họ là tín đồ Hồi giáo và không thể đến Mỹ trong tuần trước. Việc Tòa án liên bang bác bỏ yêu cầu khôi phục lệnh cấm của chính quyền Trump đã mở ra cơ hội quay trở lại Mỹ cho họ. Ảnh: Reuters.
Cô Roodo Abdishakur không giấu nổi nước mắt khi gặp lại mẹ tại phi trường Dulles sau khi đáp chuyến bay từ Somalia. Ảnh: Reuters.
Một tuần sau lệnh cấm của ông Trump, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 60.000 người nước ngoài bị hủy thị thực tới Mỹ; bao gồm nhiều sinh viên, doanh nhân và nghệ sĩ. Tổng thống Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích Thẩm phán James Robart, người ngăn chặn lệnh cấm này. Ảnh: Reuters.
Anh Mustafa Aidid từ Somalia gặp lại em trai và dì của mình tại sân bay Dulles. Họ đến đây từ rất sớm và đem theo những quả bóng bay để chào mừng thành viên trong gia đình quay trở lại Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại chính phủ có thể tìm cách khôi phục lệnh cấm trong tương lai gần khi Phó tổng thống Mike Pence trả lời Fox News rằng:"Chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa ra động thái mới và sẽ thắng trong vụ này, chính quyền chỉ đang thực hiện những bước đi cần thiết để bảo vệ đất nước. Tổng thống Mỹ có quyền làm điều đó". Ảnh: Reuters.
Cậu bé Eman Ali, 12 tuổi, cùng cha, ông Ahmed Ali, được các thành viên trong gia đình chào đón tại sân bay quốc tế San Francisco. Mẹ và chị gái của cậu cầm theo tấm bảng với dòng chữ "Chào mừng con trở về nhà, Eman". Vì công việc, hai cha con sống tại Yemen và không gặp gia đình trong suốt 6 năm qua. Họ dự định qua Mỹ vào tuần trước nhưng kế hoạch bị hủy vì lệnh cấm của ông Trump. Ảnh: Reuters.
Nữ kỹ sư người Iran, Nazanin Zinouri cùng gia đình và chú chó Dexter tại sân bay Greenville Spartanburg, Nam Carolina. Cô tốt nghiệp đại học và làm việc tại Mỹ trong 7 năm qua. Tháng trước, cô về Iran thăm người thân và nhận được thông tin sẽ không thể quay lại Mỹ vì sắc lệnh hành pháp ngày 27/1 của ông Trump. Ảnh: Getty.
Sahar Harati và Motahhare Eslam chờ đón bố mẹ tại sân bay Logan, Boston. Họ trở về Iran thăm họ hàng và không thể nhập cảnh vào Mỹ trong tuần trước. Hai cô gái trải qua một tuần tuyệt vọng và thậm chí từng mong muốn quay lại Iran gặp bố mẹ. Tại sân bay, họ vẫn không giấu nổi vẻ lo lắng. Ảnh: New York Times.
Tại nhiều sân bay, các luật sư tình nguyện đã tổ chức bữa tối cho hành khách đồng thời giúp đỡ họ về mặt thủ tục, giấy tờ. Nhiều tình nguyện viên và phiên dịch viên khác cũng có mặt, sẵn sàng tiếp sức khi cần thiết. Ảnh chụp cô Sara Yarjani (phải) vui mừng gặp lại người em gái tại sân bay quốc tế Los Angeles vào ngày 5/2. Trước đó, Yarjani mắc kẹt 1 tuần tại Iraq. Ảnh: New York Times.
Ông Zabihollah Zarepisheh, công dân Iran, vui mừng khi được thả sau hơn 30 giờ bị giam giữ tại sân bay John F. Kennedy, New York. Ông là một trong những người may mắn, bởi lệnh cấm của chính quyền mới có thể có hiệu lực trở lại bất cứ khi nào. Ảnh: Reuters.
Anh Faisal Etal (áo nâu) cùng em trai Adan Etal vui mừng trong khoảnh khắc hội ngộ tại sân bay Dulles, Washington. Etal trở về Somalia thăm gia đình và không thể lên máy bay quay trở lại Mỹ. Trong hơn 2 ngày qua, hàng nghìn cuộc hội ngộ đã diễn ra tại các sân bay Mỹ, trong khi số phận cuối cùng của sắc lệnh hành pháp về nhập cư vẫn chưa được định đoạt. Ảnh: Reuters.
Một số hãng hàng không vẫn tỏ ra e ngại và chưa cho phép công dân từ 7 quốc gia có tên trong lệnh cấm bay tới Mỹ. Tuy nhiên, điều này không ngăn nổi khao khát được đặt chân lên "miền đất hứa" của nhiều người. Ảnh: Getty.
Báo Independent cho biết các nghị sĩ Anh vỗ tay không ngớt sau khi Chủ tịch Hạ viện John Bercow khẳng định Tổng thống Trump sẽ không được mời đến phát biểu ở quốc hội.
Ông Roger Stone, một người bạn và là thân tín của ông Donald Trump, tiết lộ nhiều điều về tính cách hài hước và phong cách bình dị, gần gũi của đương kim tổng thống Mỹ.
Việc nhìn hoạt động đối ngoại qua lăng kính của một người làm kinh doanh đang khiến tân tổng thống Mỹ trở thành một nhà ngoại giao thiếu tế nhị và khó lường nhất thế giới.