Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi yêu cầu dán nhãn hàm lượng đường với trà sữa

Giới chức Singapore yêu cầu các cửa hàng đồ uống dán nhãn hàm lượng đường lên sản phẩm - bao gồm cả topping - trong nỗ lực giảm lượng đường tiêu thụ trong dân số.

Hàm lượng đường cao trong trà sữa trân châu khiến một số quốc gia lo ngại nguy cơ với sức khỏe. Ảnh: New York Times.

Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế Singapore ngày 30/6, các cửa hàng đồ uống phải công bố hàm lượng đường với cả các loại topping (nguyên liệu đi kèm) như trân châu, thạch hay kem đá xay. Quy định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 30/12, CNA đưa tin.

Trước đó, giới chức Singapore đã thông báo các loại đồ uống cần phải dán nhãn hàm lượng đường hoặc chất béo bão hòa - nhưng chưa làm rõ quy định này phải áp dụng cho cả topping.

Các loại đồ uống cần tuân thủ quy định mới bao gồm sản phẩm được pha chế trực tiếp tại quán cà phê, nước hoa quả tươi và trà sữa trân châu. Thực đơn và quảng cáo - cả trực tuyến lẫn tại cửa hàng - đều cần chứa thông tin trên.

Thang hàm lượng đường của Singapore bao gồm bốn cấp độ từ thấp đến cao: A (không quá 1%, màu xanh lá cây đậm), B (không quá 5%, màu xanh lá cây nhạt), C (không quá 10%, màu cam) và D (trên 10%, màu đỏ). Các mặt hàng ở mức C và mức D buộc phải dán nhãn. Riêng mức D bị cấm quảng cáo.

Trong khi đó, các cửa hàng có thể lựa chọn công bố hoặc không nếu hàm lượng đường của sản phẩm ở mức A hoặc B.

Những cửa hàng không tuân thủ quy định mới có thể bị phạt tới 1.000 dollar Singapore (khoảng 740 USD). Nếu phạm tội nhiều lần, mức phạt có thể lên tới 2.000 dollar Singapore (khoảng 1.480 USD).

Bộ Y tế Singapore cho biết động thái trên là một phần của “chiến lược dài hạn nhằm định hình hành vi người tiêu dùng, hướng đến giảm lượng đường tiêu thụ trong dân số”, theo CNA.

Sách hay về Đông Nam Á

Để giúp độc giả hiểu thêm về Đông Nam Á, Zing giới thiệu ba cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về chủ đề này: “Cạnh tranh Trung - Ấn tại Đông Nam Á”, “Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025” và “Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa”.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Mất 20.000 SGD vì một cốc trà sữa miễn phí

Quét mã QR và tải một ứng dụng để làm khảo sát, nhận trà sữa miễn phí, người phụ nữ ở Singapore bị kẻ lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn từ tài khoản ngân hàng.

Thế hệ nghiện trà sữa trân châu ở Mỹ

Từ một thức uống của châu Á, trà sữa trân châu (bubble tea hay boba tea) đã phổ biến khắp thế giới trong hai năm qua, đặc biệt là ở Mỹ, theo Bloomberg.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm