Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi ôtô cũ đắt hơn giá mua ban đầu

Lạm phát, đồng tiền mất giá và tình trạng khan hiếm xe hơi có sẵn đã đẩy giá xe cũ tại Pakistan lên cao, thậm chí cao hơn giá mua cách đây vài năm.

Khi đồng tiền mất giá nhanh, xe hơi trở thành một tài sản chống lạm phát ở Pakistan. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, Pakistan là một nơi bất thường của thị trường ôtô. Một người có thể mua một chiếc xe hoàn toàn mới, lái trong nhiều năm và bán đi với mức giá cao hơn.

Ông Muhammad Rameez - Trưởng bộ phận Bán hàng của Foundation Securities - cho biết ông đã mua một chiếc hatchback của Suzuki Motor vào năm 2019.

Sau 3 năm, ông đã đi được 12.000 km, nhưng vẫn có thể bán xe với mức giá cao hơn giá mua 65%.

Xe tăng giá vì lạm phát

Theo Optimus Capital Management (có trụ sở ở Karachi), một chiếc Toyota Corolla được mua mới với giá 2 triệu rupee (8.766 USD) cách đây 5 năm hiện sẽ có giá 3,2 triệu rupee trên thị trường xe cũ. Nếu không điều chỉnh theo lạm phát, giá xe đã tăng 60%.

Theo Bloomberg, đồng tiền mất giá, thị trường khan hiếm và lạm phát tăng vọt đã đẩy giá ôtô lên cao. Thị trường xe cũ trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Bên trung gian, thường được gọi là "nhà đầu tư", kiếm lời bằng cách mua một lượng lớn ôtô mới và bán lại với giá cao.

Theo Viện Kinh tế Phát triển Pakistan, người dân Pakistan phải trả số tiền cao hơn cho 90% xe bán ra ngoài thị trường. Con số chênh lệch trong 5 năm qua lên tới 170 tỷ rupee (hơn 774 triệu USD).

gia xe hoi anh 1

Tại Pakistan, người ta có thể mua xe, lái nhiều năm rồi bán lại với mức giá cao hơn giá mua. Ảnh: Bloomberg.

"Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời trong ngắn hạn. Khi chúng tôi nói chuyện với những nhà sản xuất khác trên toàn cầu, họ rất ngạc nhiên vì mọi người trả thêm tiền để mua xe", ông Muhammad Faisal, Chủ tịch bộ phận ôtô của Lucky Motor - công ty phân phối Kia và Peugeot, cho biết.

Người mua chấp nhận trả thêm tiền vì những phương án thay thế thậm chí còn đắt đỏ hơn. Hồi tháng 3, ông Subhan Mohsin Ahmed đặt mua một chiếc Honda Civic 2022. Chiếc xe có giá 5,3 triệu rupee, nhưng ông sẽ phải chờ một năm để nhận xe.

Đáng nói, giá đã tăng 33% kể từ đó và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hợp đồng mua bán yêu cầu khách hàng thanh toán một phần vào thời điểm đặt mua. Phần lớn còn lại sẽ được trả khi bàn giao xe dựa trên mức giá thời điểm đó.

Chợ xe cũ đắt khách

Tại một khu chợ ở Pakistan, những chiếc xe cũ trị giá hàng triệu rupee được đổi chủ mỗi cuối tuần.

Đất nước đang đối mặt với mức lạm phát nằm trong nhóm cao nhất châu Á. Đồng rupee đã mất giá trị 300% kể từ năm 2000.

Mức sống trì trệ khiến thị trường xe hơi của Pakistan khó mở rộng. Kể từ năm 2004, doanh số ôtô tại nước này thường chỉ đạt 120.000-220.000 xe/năm. Điều này làm các hãng xe ngần ngại mở nhà máy lớn.

Thay vào đó, các công ty thường nhập khẩu linh kiện rồi lắp ráp xe trong nước. Không những vậy, thay vì đón đầu nhu cầu, những nhà lắp ráp cũng chỉ lắp ráp xe theo đơn đặt hàng. Điều này khiến khách hàng phải đợi hàng năm trời để nhận xe sau khi đặt hàng.

Theo công ty đầu tư Tundra Fonder, xu hướng này cũng có thể xuất hiện ở những quốc gia đang đối mặt với tình trạng đồng tiền mất giá.

Ngồi ở showroom càng lâu, chúng càng tăng giá

Ông Muneeb Gulzar, chủ của một đại lý ôtô cũ

"Những thị trường có tiền tệ tương đối ổn định sẽ không xuất hiện tình trạng này. Nhưng Ai Cập cũng đang gặp một vài vấn đề tương tự ngành công nghiệp ôtô của Pakistan", ông Mattias Martinsson, Giám đốc đầu tư của Tundra Fonderm, chia sẻ.

Khi Lucky Group mang những chiếc Kia đến Pakistan vào năm 2019, họ muốn nhìn chúng chạy trên đường, thay vì bị rao bán trên các chợ xe cũ. Vì thế, nhân viên đã chào mời những khách hàng đã ghé thăm showroom để tránh bán cho các nhà đầu tư muốn kiếm lời từ việc mua đi bán lại.

Trong khi đó, ông Muneeb Gulzar, chủ của một đại lý ôtô cũ có tên Sam Automobiles, chuyên bán những dòng xe nhập khẩu cao cấp như Audi và Porsche ở Karachi. Tuy nhiên, ông cũng không vội đưa xe ra khỏi showroom.

"Ngồi ở showroom càng lâu, chúng càng tăng giá", ông chia sẻ.

Người trẻ Mỹ không còn mong làm giàu từ chứng khoán

Những người giàu trẻ tuổi ở Mỹ không còn coi chứng khoán là kênh làm giàu chính. Thay vào đó, họ tin vào tiềm năng của các tài sản như tiền mã hóa, bất động sản.

Elon Musk mất 11 tỷ USD sau một đêm

Làn sóng bán tháo các cổ phiếu công nghệ đã kéo tụt giá cổ phiếu Tesla. Tài sản của tỷ phú xe điện do đó lao dốc mạnh, mất mốc 200 tỷ USD và giảm 142 tỷ USD so với mức đỉnh.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm