Tại Trung Quốc, 47 triệu đàn ông rời những vùng nông thôn nghèo để làm việc ở các thành phố lớn hay khu hầm mỏ. Một trong những hệ lụy của nó là nhiều gia đình ly tán và các cặp vợ chồng chỉ có cơ hội ở bên nhau trong những ngày Tết. |
Giống Ngưu Lang – Chức Nữ thời hiện đại, họ chỉ gặp nhau mỗi năm một lần. Nhiều người đàn ông mưu sinh bằng nghề thợ mỏ, công việc rất nguy hiểm ở Trung Quốc, nên họ rất trân trọng những ngày bên nhau. |
Jiang Quanbao, 45 tuổi, từng làm thợ mỏ trong nhiều năm. Công việc hàng ngày của ông là chui trong các đường hầm tạm bợ để khai thác quạng than hoặc vàng. Dù kết hôn từ 5 năm trước nhưng thời gian sống bên vợ của Jiang rất ít. Công việc vất vả khiến Jiang đau lưng nên ông và vợ chẳng thể gần gũi trong mỗi dịp đoàn tụ ngắn ngủ. |
Qiao Chengfeng cũng làm nghề thợ mỏ. Công việc nặng nhọc khiến sức khỏe của người đàn ông 31 tuổi giảm nghiêm trọng. Hiện tại, Qiao chẳng thể nhấc một bao gạo. Người vợ 27 tuổi của Qiao cũng không thể đòi hỏi hơn ở người chồng đã lao động rất vất vả để nuôi gia đình. Họ kết hôn từ năm 2005 nhưng Qiao chẳng thể âu yếm vợ trong hai năm qua. |
Dù biết rõ tác hại của nghề thợ mỏ nhưng Jiang Kun không có lựa chọn nào khác. Người thanh niên 31 tuổi không thể nuôi gia đình bằng việc làm công nhân trong các nhà máy gần nhà. Là bố của cậu con trai 9 tuổi và cô con gái 7 tuổi, Jiang quyết định nghỉ thêm hai tuần để tăng khoảng thời gian bên gia đình sau khi xa họ cả năm. |
Ông Huang, thợ mỏ 48 tuổi, sống cùng số lượng lớn bụi than trong phổi, hậu quả của những năm làm việc dưới hầm lò trong điều kiện bảo hộ kém. Niềm vui gần chồng của vợ ông Huang chẳng trọn vẹn bởi bệnh của ông ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người cùng làm với Huang đã chết vì bệnh. |
Nỗi buồn trên khuôn mặt Huang Jiao và mẹ chồng sau khi người chồng trở lại thành phố làm việc sau 8 ngày nghỉ lễ. Chồng cô làm việc trong một nhà máy điện tử ở Quảng Đông với khoản thu nhập khoảng 500 USD/tháng. Cuộc sống mưu sinh buộc anh phải để người vợ và đứa con nhỏ ở quê. |