Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi Mỹ từng chế bom nguyên tử thành nhà của gấu đen, chim quý

Từ đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đến khu rừng ở Indiana, một số địa điểm từng là nơi Mỹ sản xuất, thử nghiệm vũ khí nguy hiểm nhất, giờ là nơi trú ẩn yên bình cho động vật hoang dã.

nha may san xuat vu khi hat nhan anh 1
Những con bồ nông trắng bay trên đường dây điện gần Đài tưởng niệm Quốc gia Hanford Reach gần Richland, Washington, ngày 14/8. Một số địa điểm nơi Mỹ từng sản xuất và thử nghiệm các loại vũ khí có tính sát thương cao nhất mà nhân loại từng biết đến giờ là nơi trú ẩn yên bình cho động vật hoang dã.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 2
Tấm biển phân định ranh giới của Đài tưởng niệm Quốc gia Hanford Reach, nơi đặt lò phản ứng hạt nhân quy mô lớn đầu tiên trên thế giới - Lò phản ứng B (được nhìn thấy ở hậu cảnh). Lò phản ứng này đã bị bỏ hoang trong Khu bảo tồn Hạt nhân Hanford dọc theo sông Columbia gần Richland, Washington. 
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 3
Một con chim ưng mớm thức ăn cho con non trên tổ cạnh Đài tưởng niệm Quốc gia Hanford Reach. Động vật và thực vật phát triển mạnh trong các tổ hợp vũ khí hạt nhân hoặc hóa học lỗi thời khi các địa điểm này cấm công chúng trong nhiều thập kỷ. Hanford, nơi việc dọn dẹp đã tiêu tốn ít nhất 48 tỷ USD và dự kiến mất thêm hàng trăm tỷ USD nữa, có thể là nơi ẩn náu rắc rối nhất trong tất cả.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 4
Bức ảnh ngày 6/8/1945 này từ Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ cho thấy một trong những khu vực sản xuất tại Hanford Engineering Works, gần Pasco ở Richland, Washington. Đây là nơi sản xuất plutonium dùng cho quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, trong Thế chiến II.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 5
Sông Columbia chảy dưới cầu Vernita qua Đài tưởng niệm Quốc gia Hanford Reach (bên trái) và Khu bảo tồn Hạt nhân Hanford, ngay bên kia cây cầu. Các quan chức bang Washington lo lắng rằng việc chính quyền Trump muốn phân loại lại hàng triệu gallon nước thải tại Hanford từ mức phóng xạ cao đến mức thấp có thể làm giảm tiêu chuẩn dọn dẹp và cắt giảm chi phí.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 6
Một tấm biển tại Khu Bảo tồn Hạt nhân Hanford cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong vùng đất dọc theo sông Columbia gần Richland, Washington.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 7
Sáu tổ hợp vũ khí lỗi thời - chủ yếu là vũ khí hạt nhân hoặc hóa học - đã được chính phủ Mỹ chuyển đổi thành nơi trú ẩn dưới sự quản lý của Cục Thủy sản và Động vật hoang dã. Họ đang bảo vệ gấu đen, chồn chân đen, các rạn san hô, thảo nguyên, chim quý và cá hồi.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 8
Một nhóm người biểu tình chống hạt nhân lên đường đi bộ 16 km từ Boulder, Colorado, đến nhà máy vũ khí hạt nhân Rocky Flats, nơi họ tham gia với hơn 7.000 người biểu tình tại cuộc tuần hành rầm rộ đòi đóng cửa nhà máy. Bộ Năng lượng Mỹ đã sản xuất các chất kích hoạt plutonium cho đầu đạn hạt nhân tại Rocky Flats. Nó có lịch sử lâu dài về rò rỉ, hỏa hoạn và vi phạm môi trường.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 9
Một tấm biển treo trên hàng rào ở đầu đường mòn tại Khu Bảo tồn Động vật hoang dã Rocky Flats tại Arvada, Colorado. Quân đội, Bộ Năng lượng Mỹ và các công ty tư nhân đã chi hơn 57 tỷ USD để dọn sạch sáu địa điểm bị ô nhiễm nặng nề, theo số liệu được Associated Press thu thập từ các cơ quan quân sự và dân sự.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 10
Chim cốc hong khô cánh sau khi lặn xuống bắt cá trong hồ Ladora tại Khu Bảo tồn Quốc gia Núi Rocky ở Commerce City, Colorado, ngày 26/9/2012. Khoảng 16 km từ trung tâm thành phố Denver, các kho vũ khí từng là cơn ác mộng môi trường, nơi vũ khí hóa học và thuốc trừ sâu thương mại được sản xuất. Hàng nghìn con vịt đã chết sau khi tiếp xúc với các ao nước thải trong những năm 1950.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 11
Người đi bộ xuống đường mòn trong Khu Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia Rocky Flats ở Broomfield, Colorado, ngày 18/11/2018. Nhà máy vũ khí hạt nhân cũ ở phía tây bắc Denver đã mở cửa cho người đi bộ và người đi xe đạp dù một số nhà hoạt động nghi ngờ tính an toàn của nó.
nha may san xuat vu khi hat nhan anh 12
Mây che phủ trên hồ nước tại Khu Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia Rocky Mountain, ngày 14/4. Các nhà phê bình nói rằng khu bảo tồn ở Colorado cho thấy việc dọn dẹp qua loa được thực hiện đủ tốt để làm nơi trú ẩn cho động vật nhưng không thể làm nơi ở cho con người. Một số chuyên gia cho biết phần lớn ô nhiễm chưa được xử lý bất chấp việc dọn dẹp phức tạp và tốn kém. Các địa điểm này vẫn cần hạn chế du khách và phải được chính phủ giám sát trong nhiều thế kỷ nữa.

Bò biển lạc mẹ gây sốt ở Thái Lan đã chết, ruột đầy rác thải nhựa

Con bò biển cái 8 tháng tuổi từng gây sốt ở Thái Lan đã qua đời, nguyên nhân được cho là bị tấn công và ăn phải rác thải nhựa.

Gấu trúc sinh đôi 'cực kỳ hiếm gặp' tại vườn thú Bỉ

Sở thú Pairi Daiza thông báo cặp sinh đôi, một đực một cái, đã chào đời an toàn. Điều này mang lại hy vọng mới cho loài gấu trúc chỉ còn 2.000 cá thể trong tự nhiên.

Tuyết Mai

Theo AP

Bạn có thể quan tâm