Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nói được làm được, Triều Tiên không đùa về năng lực hạt nhân

Các cơ quan tình báo cuối cùng đã phải nhìn nhận nghiêm túc về năng lực của Triều Tiên sau báo cáo mới đây cho biết nước này có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.

Hồi năm ngoái, nhiều nhà phê bình buông lời chế nhạo bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un đứng cạnh một quả cầu mà theo báo chí Triều Tiên là vũ khí hạt nhân thu nhỏ của Bình Nhưỡng.

"Đây chỉ là một quả cầu phát sáng kỳ dị trên sàn nhảy", một người bình luận trên mạng xã hội Twitter.

Giờ đây đó không còn là câu chuyện cười nữa. Ngày 8/8, tờ Washington Post dẫn một bản đánh giá tình báo của Mỹ kết luận rằng Triều Tiên đã thực sự chế tạo thành công đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Tin tức này nhanh chóng làm cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vốn đang "nóng" sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, nay căng thẳng hơn nữa.

hat nhan Trieu Tien anh 1
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đứng cạnh quả cầu mà hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên khẳng định là vũ khí hạt nhân thu nhỏ của Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.

Mối đe dọa có thật

Theo Tribune News Service, việc Triều Tiên thực sự có khả năng phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân vẫn chưa được chứng thực và còn gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đạt được một thành tựu lớn: Cuối cùng thì các cơ quan tình báo và chính sách đối ngoại trên thế giới đã phải nhìn nhận nghiêm túc về năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011 ở tuổi 27, Hàn Quốc từng đặt ra câu hỏi liệu ở độ tuổi đó, ông có đủ năng lực để duy trì quyền lực lãnh đạo trước các quan chức quân đội cấp cao. 

Và ông Kim đã chứng minh nghi ngờ của Hàn Quốc là hoàn toàn sai lầm. Ông đã cải thiện được nền kinh tế quốc gia bất chấp lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Dần dần ông đã thúc đẩy được công nghệ tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 28/7 còn chứng minh tên lửa Triều Tiên có khả năng vươn tới cả New York cũng như thủ đô Washington của nước Mỹ. 

hat nhan Trieu Tien anh 2
Người dân theo dõi quá trình chuẩn bị phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: AP.

Moon Chung In, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hàn Quốc, nhận định rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có những bước đi vững chắc củng cố chính quyền, với mục đích ngăn chặn mọi cuộc tấn công và can thiệp từ phía Mỹ.

“Triều Tiên đang cực kỳ ổn định”, ông Moon phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại Seoul. “Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã củng cố quyền lực một cách toàn diện”.

Chuyên gia Jonathan Pollack tại Viện Brookings cũng khẳng định: "Tình hình hiện rất nghiêm trọng. Đây không còn là một bộ phim hoạt hình bởi năng lực hạt nhân của Triều Tiên đang ngày càng lớn mạnh". 

Do đó, nếu Triều Tiên bây giờ tuyên bố thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân, nước này sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ. Điều này cũng có nghĩa Bình Nhưỡng đủ sức ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ quốc gia và chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Một số chuyên gia cho rằng ông Kim có những lý do chính đáng để tăng tốc phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Một trong số đó là Bình Nhưỡng muốn có được vị trí cao hơn trên bàn đàm phán với Mỹ, nước đối đầu với Triều Tiên kể từ sau chiến tranh liên Triều 1950 - 1953.

Tình hình hiện rất nghiêm trọng. Đây không còn là một bộ phim hoạt hình bởi năng lực hạt nhân của Triều Tiên đang ngày càng lớn mạnh

Chuyên gia Jonathan Pollack

Joo Seong Ha, một người rời khỏi Triều Tiên và hiện là nhà báo tại Seoul, cho biết ông Kim hy vọng sử dụng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự nhượng bộ kinh tế từ phía Hàn Quốc và Mỹ. Nói cách khác, chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân hiện là "vũ khí mặc cả lợi hại nhất mà Triều Tiên đang nắm trong tay".

Hạn chế của Triều Tiên

Việc làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn và công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển từ lâu được coi là hai thách thức chính mà Bình Nhưỡng phải vượt qua nếu muốn phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công lục địa Mỹ. 

Mặc dù năng lực thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên đã được tình báo Mỹ xác nhận, các chuyên gia cho rằng Triều Tiên vẫn gặp rất nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật nếu muốn tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

hat nhan Trieu Tien anh 3
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 ngày 4/7. Ảnh: Reuters .

Thực tế, sau khi bay lên quỹ đạo, ICBM phải trải qua giai đoạn trở lại khí quyển (còn gọi là tái nhập khí quyển), trong đó đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao. Nếu vượt qua được giai đoạn này, đầu đạn tên lửa mới có thể đánh trúng được mục tiêu đã định.

Jeffrey Lewis, chuyên gia hàng đầu về tên lửa Triều Tiên, nhận định trên Foreign Affairs rằng việc chế tạo đầu đạn hạt nhân và một thiết bị đủ bền, có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt khi tên lửa trở lại bầu khí quyển là vấn đề tồn đọng lớn cuối cùng mà Triều Tiên phải đối mặt trong việc phát triển ICBM mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đang phải nỗ lực cải thiện độ chính xác của các tên lửa này.

Khẩu chiến không phải là giải pháp

Ngay sau khi biết thông tin tình báo cho rằng Triều Tiên sở hữu năng lực thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo lãnh đạo Triều Tiên phải ngừng đe dọa tấn công Mỹ nếu không muốn đối mặt với "hỏa lực và cuồng nộ mà thế giới chưa từng thấy".

Bất chấp phát ngôn cứng rắn của ông Trump, Triều Tiên ngay sau đó đe dọa biến đảo Guam của Mỹ thành biển lửa bằng một cuộc tấn công tên lửa.

hat nhan Trieu Tien anh 4
Tổng thống Trump nhiều lần đưa ra những phát ngôn cứng rắn nhằm chỉ trích chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Tuyên bố giận dữ của ông chủ Nhà Trắng cũng gây ra những phản ứng dữ dội trong giới chức Mỹ. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng ông không đồng tình với những phát ngôn của ông Trump, bởi "bạn cần phải đảm bảo sẽ làm những gì mình nói". "Kiểu tuyên bố như vậy, tôi không chắc là sẽ có tác dụng", ông McCain nói. 

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer cho rằng Mỹ cần phải vừa cứng rắn vừa khôn khéo khi đối đầu với Triều Tiên. "Những lời lẽ hùng hồn nhưng đầy bất cẩn không phải là chiến lược tốt để bảo đảm an toàn cho nước Mỹ”.

Eliot Engel, hạ nghị sĩ đảng Dân chủ và là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng lên tiếng chỉ trích ông Donald Trump đang “gây tổn hại đến uy tín của nước Mỹ khi vạch ra một ranh giới đỏ rất kỳ cục".

“Xin đừng cố tình hiểu nhầm, mối đe dọa từ Triều Tiên là có thực. Tuy nhiên, phản ứng của Tổng thống Donald Trump khiến mọi người lo ngại rằng ông ấy sẽ sử dụng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ chỉ để đáp trả những lời khiêu khích không mấy dễ chịu từ Triều Tiên”, ông Engel nói.

Theo chuyên gia Pollack, Tổng thống Trump cần phải thể hiện ông không dễ bị cuốn vào những cuộc khẩu chiến với ông Kim. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Dianne Feinstein cũng chỉ trích những phát biểu của tổng thống. 

"Cô lập Triều Tiên sẽ không thể ngăn quốc gia này ngừng theo đuổi phát triển hạt nhân", thượng nghị sĩ này nhận định. "Và những lời lẽ khoa trương của Tổng thống Trump không hề giúp cải thiện tình hình hiện nay".

Mối đe dọa khôn lường từ tên lửa liên lục địa của Triều Tiên Việc Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa trong ngày 4/7 được coi là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Mỹ và các đồng minh.

Gánh đòn trừng phạt khắc nghiệt nhất, Triều Tiên có lung lay?

Gói trừng phạt mới của LHQ cho dù được thực thi đầy đủ và gây tổn hại cho kinh tế Triều Tiên thì vẫn rất khó ngăn nước này tiếp tục đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân, tên lửa.

Triều Tiên đe doạ tấn công đảo Guam của Mỹ

Triều Tiên tuyên bố đang xem xét kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ bằng tên lửa, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump cảnh báo Bình Nhưỡng phải dừng đe dọa nước Mỹ.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm