Thông tin hãng xe điện PEGA có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 35% làm dấy lên nhiều nghi vấn. Liệu thương hiệu mới đã thật sự làm được điều này, hay chỉ dừng lại ở một chiêu trò quảng cáo? Bên cạnh đó, không ít người ngờ vực về lợi ích thực tế cho người Việt nếu nội địa hóa xe trong khâu sản xuất.
Thực tế, không phải lúc nào nội địa hóa cũng đem lại lợi thế cho doanh nghiệp hay quốc gia. Quan trọng là khu vực đó có hệ sinh thái sản xuất phù hợp hay không. Ngay cả các hãng điện thoại lớn từ Âu, Mỹ cũng thường chọn Trung Quốc làm nơi gia công bởi chi phí rẻ, nhân công có kinh nghiệm, từ đó giúp hạ thấp giá bán, tăng lợi nhuận.
Trong khi nếu nói về lĩnh vực xe máy, Trung Quốc chưa hẳn là sự lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, một số dòng xe được sản xuất tại Nhật Bản và Italy vẫn được đa số người dùng ưu ái hơn. Riêng tại Việt Nam, vấn đề nội địa hóa sản xuất xe vẫn còn là câu chuyện mới, chưa có nhiều trường hợp thành bại khác để so sánh.
Nội địa hóa là một vấn đề còn mới trong lĩnh vực sản xuất xe điện. |
Gần đây thông tin PEGA nội địa hóa xe 35% được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tuy vậy, quảng cáo vốn là con dao 2 lưỡi. Một mặt giúp sản phẩm đó được nhiều người dùng biết đến và ưa chuộng nếu có tính năng, chất lượng tốt. Mặt khác, thông tin gây sốc, tạo tranh cãi sẽ dấy lên dư luận trái chiều, đưa doanh nghiệp vào nguy cơ khủng hoảng.
Đáp lại những thắc mắc này, ông Lê Hoàng Long - CEO của PEGA (HKbike) cho biết mình và đồng nghiệp đã cố gắng rất nhiều để thuyết phục đối tác trong nước tin tưởng sản xuất những đơn hàng đầu tiên. “Ban đầu, chúng tôi bị từ chối bởi nhiều người cho rằng người Việt sẽ không thể làm nổi một sản phẩm phức tạp như xe điện. Có những nhà sản xuất, chúng tôi đến gặp cả trăm lần để khẳng định tham vọng và hoài bão của mình”, ông Long kể lại.
CEO PEGA cũng nói thêm, lúc đầu họ phải tự nghiên cứu và làm khuôn rồi đặt hàng gia công ở các công xưởng Trung Quốc. “Tất nhiên, chúng tôi buộc phải chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí rất lớn làm khuôn. Điều này tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, thay vì sử dụng linh kiện đại trà như các dòng xe điện khác”, ông Long tự hào nói.
Động cơ trên xe điện PEGA có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, đảm bảo an toàn trong điều kiện mực nước lên tới 30 cm. |
Theo ông, nội địa hóa xe điện không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát kỹ hơn ở từng khâu sản xuất và từng linh kiện; mà còn dễ điều chỉnh, thay đổi nhanh sản phẩm theo yêu cầu thực tế của thị trường, như khả năng chống nước và bụi bẩn, nhiệt đới hóa...
Tự chủ trong khâu sản xuất là điều kiện để hãng xe điện PEGA tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường ra toàn thế giới. "Không chỉ cố gắng nâng tỷ lệ nội địa hoá lên cao, chúng tôi còn muốn mang trí tuệ, công sức của người Việt đến với bạn bè quốc tế", ông Long kết luận.