Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nobel Hóa học 2014 tôn vinh kính hiển vi huỳnh quang

Hai nhà khoa học Mỹ và một người Đức giành Nobel Hóa học 2014 do họ đặt nền tảng cho sự ra đời của kính hiển vi siêu mạnh, cho phép con người nghiên cứu thế giới nano.

 Nhà hóa học Stefan Hell
Nhà hóa học Stefan Hell nói chuyện với các phóng viên sau khi biết tin ông đoạt giải Nobel Hóa học 2014 tại Viện Y sinh hóa Max Planck ở thành phố Goettingen hôm 8/19, Ảnh: Reuters

Hội đồng giải thưởng Nobel 2014 của Viện Karolinska tại Thụy Điển quyết định trao vinh dự cho Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E, ba nhà khoa học sáng chế kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải, AFP đưa tin.

"Nghiên cứu mang tính đột phá của họ đã đưa kính hiển vi quang học vào thế giới nano. Ngày nay, con người sử dụng kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải một cách rộng rãi trên khắp thế giới, giúp giới khoa học phát hiện kiến thức mới hàng ngày", Hội đồng giải thưởng Nobel tuyên bố.

kg
Eric Betzig, nhà nghiên cứu của Viện Helmholtz tại Đức. Ảnh: Reuters

Dù nghiên cứu độc lập với nhau, Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner đã vượt qua ngưỡng giới hạn về khả năng phóng đại do Ernst Abbe, một chuyên gia về kính hiển vi quang học, đặt ra, Abbe cho rằng kính hiển vi quang học chỉ có thể giúp con người quan sát những hình ảnh có kích thước tương đương khoảng 200 nanomet (200 phần tỷ của một met, hoặc một nửa bước sóng ánh sáng). Do giới hạn đó, giới khoa học không thể quan sát hoạt động bên trong tế bào, khiến chúng ta không thể hiểu tế bào hoạt động, sinh sôi và nhiễm bệnh thế nào.

Bằng cách đưa các phân tử huỳnh quang vào mẫu nghiên cứu, những nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2014 đã vượt qua giới hạn của Abbe. Sau đó một chùm tia laser sẽ chiếu vào những phân tử trong vùng mà các nhà nghiên cứu quan tâm để chúng phát sáng. Với phương pháp ấy, họ có thể nhìn rõ cấu trúc có kích thước từ 20 nanomet trở lên.

Thông qua kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải này (hay còn gọi là kính hiển vi nano), các nhà khoa học hình dung được quá trình mà các phân tử đơn lẻ bên trong các tế bào sống.

William E. Moerner
William E. Moerne, nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ. Ảnh: Reuters

Y học và sinh học là hai lĩnh vực hưởng lợi ích lớn nhất từ kính hiển vi huỳnh quang siêu phóng đại. Giờ đây các nhà nghiên cứu có thể theo dõi quá trình di chuyển của một phân tử bất kỳ trong tế bào, hay quan sát cách thức phân tử tạo ra khớp thần kinh trong não.

Eric Betzi, công dân Mỹ và chào đời vào năm 1960, lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Cornell vào năm 1990. Hiện tại ông làm việc tại Viện Helmholtz ở thành phố Neuherberg, Đức. Stefan Hell mang quốc tịch Đức nhưng chào đời vào năm 1962 tại Romania. Hiện nay ông đang làm việc tại Viện Y sinh hóa Max Planck ở Đức. William E. Moerner sinh năm 1953 và là công dân Mỹ. Ông lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Cornell vào năm 1982 và đang làm việc tại Đại học Stanford ở Mỹ.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm