Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nợ ngầm của các địa phương Trung Quốc có thể cao hơn 50% GDP

Theo các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs Group Inc., khoản nợ ngầm của chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng lên mức hơn một nửa GDP nước này.

Bloomberg đưa tin theo báo cáo của Goldman Sachs, tổng số nợ của LGFV (các công ty tài chính của chính quyền địa phương) tăng từ 16.000 tỷ NDT năm 2013 lên khoảng 53.000 tỷ NDT (8.200 tỷ USD) trong năm 2020.

Con số đó bằng khoảng 52% GDP và lớn hơn dư nợ chính thức của chính phủ. Thông qua các LGFV, chính quyền địa phương có thể vay tiền mà không cần ghi trên bảng cân đối kế toán.

Tính toán của Goldman Sachs dựa trên hơn 2.000 báo cáo của các LGFV về những khoản nợ chịu lãi suất, bao gồm trái phiếu và các khoản vay ngân hàng.

Đầu năm nay, một số dấu hiệu cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách cắt giảm "núi nợ ngầm" của các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị chệch hướng bởi tăng trưởng kinh tế lao dốc, tiêu dùng suy yếu, cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở, tình trạng thiếu điện và gián đoạn chuỗi cung ứng.

No chinh quyen dia phuong anh 1

Chính quyền Trung Quốc có thể tạm hoãn kế hoạch cắt giảm nợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Reuters.

Bán đất là nguồn thu chính của các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, doanh số bán nhà đã chậm lại do cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc China Evergrande.

Để bù đắp phần thiếu hụt do doanh thu bán đất thu hẹp, Goldman Sachs khuyến nghị chính quyền Trung Quốc tăng hạn ngạch trái phiếu năm 2022 thêm 500 tỷ nhân dân tệ. Năm nay, hạn ngạch trái phiếu là 3.650 tỷ USD.

Một ước tính của S&P Global Ratings năm 2019 chỉ ra khoản nợ ngầm của các chính quyền địa phương Trung Quốc khoảng 20.000 tỷ NDT. Cùng năm, Rhodium Group ước tính quy mô là 41.200-51.700 tỷ NDT.

Các nhà máy Trung Quốc điêu đứng vì thiếu điện, giá hàng hóa tăng vọt

Sức ép từ những mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của chính quyền Trung Quốc đang gây sức ép lớn lên các nhà sản xuất, đẩy giá hàng hóa từ phân bón đến silicon tăng vọt.

Người biến China Evergrande thành 'bom nợ' 300 tỷ USD

Giấc mơ thuở nhỏ của ông Hứa Gia Ấn - đứa trẻ nông thôn luôn mong mỏi cuộc sống thành thị - biến thành tham vọng quá lớn, đẩy China Evergrande vào hố nợ sâu không lối thoát.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm