Thế giới
Ảnh & Video
Nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa nguyên tử Chernobyl
- Chủ nhật, 19/4/2015 11:27 (GMT+7)
- 11:27 19/4/2015
Đổ "quan tài bê tông" để ngăn chất phóng xạ phát tán là một trong những biện pháp chính quyền Ukraine áp dụng sau thảm họa hạt nhân cách đây 29 năm.
|
Phòng điều khiển bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại thành phố Pripyat, Ukraine. Rạng sáng ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy nổ, gây nên thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Bụi phóng xạ phát tán ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và phía đông nước Mỹ. Ukraine, Nga, Belarus là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề. Thảm họa khiến 31 người thiệt mạng ngay lập tức và 400.000 người phải sơ tán. Lượng bức xạ từ vụ nổ lớn hơn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến II. Ảnh: RIA Novosti
|
|
Hình ảnh lò phản ứng số 4 sau thảm họa. Ảnh: Reuters
|
|
Một công nhân của nhà máy Chernobyl kiểm tra nồng độ phóng xạ trong phòng kỹ thuật của lò phản ứng số 1 và số 2 vào ngày 5/6/1986. Dù lò phản ứng số 4 hỏng nghiêm trọng, các lò phản ứng số 1, 2 và 3 khởi động lại vào tháng 10/1986 và tháng 12/1987. Nhà máy Chernobyl tiếp tục sản xuất điện hạt nhân tới khi đóng cửa hoàn toàn vào tháng 12/2000. Ảnh: Reuters
|
|
Đầu tháng 5/1986, dù lượng phóng xạ đang ở mức cực cao, lực lượng giải quyết hậu quả của vụ nổ vẫn dũng cảm thực hiện nhiệm vụ. Do không có thiết bị bảo hộ cần thiết và chưa biết rõ mức độ nguy hiểm, nhiều tình nguyện viên đã phơi nhiễm phóng xạ. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên xô đã huy động lực lượng gồm hơn 6.000 người tới Chernobyl để khắc phục hậu quả của vụ nổ. Ảnh: Wikipedia
|
|
Chính quyền Liên xô điều trực thăng phun thuốc khử phóng xạ xuống lò phản ứng số 4. Nhiều biện pháp nhằm giảm lượng phóng xạ phát tán - như thả cát và chì xuống hiện trường vụ nổ - cũng được triển khai ngay sau tai nạn. Ảnh: RIA Novosti
|
|
Tình nguyện viên dọn dẹp những mảnh vỡ tại hiện trường vụ nổ. Ảnh: Wikipedia
|
|
Nhân viên kỹ thuật khử phóng xạ cho xe quân sự hoạt động trong khu vực nhà máy Chernobyl. Ảnh: RIA Novosti
|
|
Nhân viên tham gia quá trình khắc phục hậu quả thảm họa phải đeo mặt nạ chống độc. Ảnh: RIA Novosti
|
|
Sau khi sự cố xảy ra, giới chức đổ một "quan tài bê tông" quanh lò phản ứng số 4 để ngăn 190 tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường. Tuy nhiên, theo thời gian và do ảnh hưởng của các chất phóng xạ, vỏ bọc ấy đang xuống cấp. Chính quyền Ukraine sẽ xây vỏ bọc mới bằng thép, hình mái vòm với chiều cao 105 m, chiều dài 150 m và chiều rộng 260 m quanh lò phản ứng số 4. Lớp vỏ bọc mới sẽ tồn tại khoảng 100 năm và chi phí xây dựng nó vào khoảng 1,3 tỷ Euro. Người ta gọi vỏ bọc mới là "quan tài đá". Theo kế hoạch, quá trình xây dựng nó bắt đầu từ năm 2010 và sẽ kết thúc vào năm 2015. Tuy nhiên, dự án hoãn thường xuyên do nhiều nguyên nhân. Ảnh: BBC |
|
Giới chức Ukraine thiết lập "Vùng cách ly" - khu vực có bán kính 30 km từ tâm lò phản ứng hạt nhân số 4. Mọi hoạt động ra, vào khu vực diễn ra dưới sự giám sát của lực lượng an ninh. Ảnh: AFP
|
|
Các công nhân Belarus trồng cây trên vùng đất nhiễm xạ vào tháng 4/2011. Là một trong 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm họa, chính phủ Belarus thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ hệ sinh thái, như trồng cây xung quanh khu vực nhà máy Chernobyl nhằm ngăn gió thổi chất phóng xạ vào các vùng lân cận. Ảnh: AFP |
|
Công nhân kiểm tra nồng độ phóng xạ trước khi rời nơi làm việc (năm 2014). Gần 30 năm năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ, xấp xỉ 7.000 công nhân vẫn làm việc trong nhà máy Chernobyl. Nhiệm vụ của họ là khắc phục hậu quả của vụ nổ và đưa nhà máy về trạng thái ngừng hoạt động một cách an toàn. Ảnh: Exclusivepix Media
|
|
Tượng lính cứu hỏa tham gia khắc phục hậu quả trong thảm họa Chernobyl năm 1986. Họ chết vì phơi nhiễm phóng xạ chỉ vài tuần hoặc vài tháng sau sự cố. Với những nỗ lực của chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế, hiện nay lượng phóng xạ tại khu vực xung quanh lò phản ứng số 4 không còn cao như trước. Ảnh: AFP |
Anh
Chernobyle
thảm họa hạt nhân
hậu quả
lính cứu hỏa
chất phóng xạ
Ukraine
Nga
Belarus