Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗ lực giải cứu EU bị nghi sẽ thất bại

Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tụ họp để bàn cách cứu khu vực đồng euro. Cũng như bao hội nghị trước, theo National Interest, họ gần như chắc chắn thất bại trong việc đạt được bước tiến tích cực nhằm giải quyết khủng hoảng của khối.

Nỗ lực giải cứu EU bị nghi sẽ thất bại

Giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tụ họp để bàn cách cứu khu vực đồng euro. Cũng như bao hội nghị trước, theo National Interest, họ gần như chắc chắn thất bại trong việc đạt được bước tiến tích cực nhằm giải quyết khủng hoảng của khối.

Khủng hoảng tài chính đang đẩy khu vực Euro tới bờ vực thẳm.

Mùa hè năm ngoái, các khó khăn trên lĩnh vực chính trị trở thành rào cản khiến giới lãnh đạo châu Âu không thể đồng thuận để chấm dứt cuộc khủng hoảng của khối. Kể từ đó, các bế tắc lặp đi lặp lại như theo chu kỳ: đầu tiên là một lời phủ nhận chính thức, tiếp theo sự thừa nhận các vấn đề khó khăn và lời hứa hẹn mơ hồ về các giải pháp khắc phục, rồi thị trường lâm vào hoảng loạn và cuối cùng, một hội nghị thượng đỉnh diễn ra với kết quả chỉ tránh được thảm họa trước mắt nhưng không thể tạo được các điều kiện để chấm dứt triệt để cuộc khủng hoảng.

Nay đứng trước bối cảnh tai họa chính trị hoàn toàn có thể ập đến bởi khủng hoảng tài chính, lãnh đạo các quốc gia cần phải gấp rút đưa ra lựa chọn cụ thể để giải quyết các vấn đề kinh tế. Nhưng một thỏa thuận giải quyết khó khăn với sự đồng thuận của lãnh đạo tất cả các quốc gia trong khu vực euro thực sự khó lòng đạt được. Nó tương tự như các cuộc tranh luận của Mỹ hồi mùa hè năm ngoái liên quan đến nợ trần: các quan sát viên giàu kinh nghiệm của Washington biết rằng một giải pháp chỉ có thể được thông qua dưới áp lực thị trường khi mọi thứ bị dồn tới chân tường.

Tuy nhiên, về căn bản, cuộc khủng hoảng đồng euro có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi áp lực bắt buộc người ta phải tạo ra các bước đột phá. Một khi điều này xảy ra, nhiều khả năng, thị trường tài chính ở Tây Ban Nha hoặc Itaty sẽ mất đi sự tín nhiệm, do đó, khó mà huy động được vốn từ khu vực tư nhân.

Việc cứu các ngân hàng Tây Ban Nha được đề xuất sẽ không những không giải quyết được các vấn đề kinh tế và ngân sách về chiều sâu, mà nhiều khả năng còn đẩy tình hình trở nên tồi tệ hơn đe dọa đến các thị trường khác. Trong khi đó, ở Italy, chính phủ kỹ trị có khả năng sụp đổ hoặc bị đẩy ra rìa bởi sự bất ổn của nền chính trị.

Tuy nhiên, không quan trọng thị trường nước nào sẽ sụp đổ đầu tiên mà quan trọng hơn là sự sụp đổ đó sẽ nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác. Các nhà đầu tư đang hết sức quan ngại rằng có thể không có biện pháp khả thi cho khu vực đồng euro để cứu hai nền kinh tế lớn là Italy và Tây Ban Nha.

Nếu thị trường Tây Ban Nha và Italy sụp đổ, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, bao gồm vỡ nợ và thậm chí bị loại khỏi khu vực euro. Một hội nghị thượng đỉnh là vô cùng quan trọng để giải quyết khủng hoảng của khối này nhưng chỉ có thể thành công nếu mỗi nhà lãnh đạo ủng hộ các bước mà họ cố tránh từ trước đến nay.

Hội nghị được kỳ vọng giải quyết triệt để khủng hoảng.

Tín hiệu lạc quan là có 3/4 cơ hội các nhà lãnh đạo sẽ ủng hộ một kế hoạch toàn diện và hiệu quả. Trong khi đó, xác xuất 1/4 thất bại ở hội nghị thượng đỉnh lần này đơn giản phản ánh sự phức tạp của việc đạt đến một thỏa thuận đáp ứng và làm thỏa mãn các đại đa số các lãnh đạo châu Âu với các lợi ích quốc gia không giống nhau, cho dù họ có động lớn để tìm kiếm sự đồng thuận.

Động lực đơn giản là: nếu châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái sâu trầm trọng khác ngay sau thời kỳ suy thoái bởi khủng hoảng tài chính, các chính phủ đương thời sẽ phải chấp nhận bị đẩy ra khỏi vũ đài chính trị. Và một cuộc khủng hoảng như vậy  hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu cuộc khủng hoảng hiện tại đạt đến giai đoạn nguy hiểm và các nhà lãnh đạo không hành động một cách táo bạo.

Dưới đây là một số lĩnh vực quan trọng nhất cần hành động:

Bảo lãnh nợ: Đức và các quốc gia có nền tài chính mạnh mẽ sẽ cần phải bảo lãnh nợ cho các quốc gia yếu hơn với ngoại lệ (có thể Hy Lạp – quốc gia có nguy cơ vỡ nợ lần nữa và thậm chí, bị đẩy ra khỏi liên minh tiền tệ). Trên thực tế, toàn bộ gánh nặng nợ nần của châu Âu hiện vẫn thấp hơn so với Mỹ và châu Âu đang chầm chậm đào hố chôn mình sâu hơn với thâm hụt ngân sách hàng năm rơi vào khoảng 3% GDP.

Khoản nợ được khu vực đồng euro bảo lãnh đầy đủ sẽ đáng tin cậy và lãi xuất phải thấp hơn nhiều so với mức mà Tây Ban Nha và Italy đang phải trả hiện nay. Có một loạt các cơ chế có thể hiện thực hóa loại bảo lãnh này. Đơn giản là phát hành “trái phiếu euro” hoặc “hối phiếu euro” – một hình thức tương tự trái phiếu euro nhưng có kỳ hạn ngắn hơn. Nợ nần cũng có thể được bảo đảm thông qua Cơ chế Ổn định chung châu Âu. Điều quan trọng là phải đạt được một biện pháp đơn giản có khả năng đặt tất cả các nguồn lực của khu vực euro đằng sau các khoản nợ mới.

"Viện trợ" từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): Trên thực tế, châu Âu không hoàn toàn cần đến sự tài trợ của IMF. Tuy nhiên, họ rất cần cơ chế buộc các quốc gia đang đòi hỏi cải cách phải tiến hành cải cách. IMF sẽ có nhiều ảnh hưởng thiết thực hơn khi họ cung cấp tiền chứ không chỉ là các lời khuyên. Hơn nữa, nguồn tiền bên ngoài cũng sẽ làm chắc chắn thêm tính bảo đảm cho các thị trường.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB): Cho đến khi hồ sơ của những người nhận bảo lãnh nợ được phê duyệt và có hiệu lực, ECB sẽ phải xem xét việc mua trái phiếu của các chính phủ đang gặp khó khăn khi thị trường yếu. Nếu lãnh đạo các quốc gia thể hiện các cam kết rõ ràng và Ngân hàng trung ương hoạt động hiệu quả khi cần thiết, lãi xuất hàng năm thực sự không quan trọng cho lắm.

Gia tăng và củng cố quyền lực trung ương: Các chính phủ thuộc khu vực euro sẽ cần phải từ bỏ một phần quyền lực và trao nó cho các cơ quan có thẩm quyền ở cấp độ châu Âu. Phản ứng của cử tri Hy Lạp chứng tỏ sự khó khăn của việc chuyển giao quyền lực nhưng cuộc khủng hoảng sắp tới đang đe dọa chính các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang gặp khó khăn không có khả năng nói không.

Đức, quốc gia tài chính mạnh mẽ nhất khu vực euro và ECB sẽ không cam kết rót vốn trừ khi họ biết các nguy cơ chỉ là tạm thời khi các nước yếu hơn đang tiến hành các cải cách để khắc phục tình hình.

Đảm bảo tốt nhất là cam kết hiệp ước ràng buộc. Đức đã thúc đẩy một “khế ước tài chính”, hiện đang được đưa vào hiến pháp quốc gia.

Điều chỉnh Ngân hàng châu Âu và quy tắc bảo lãnh tiền gửi: Các ngân hàng nắm quyền chi phối quá nhiều đến chức năng của của hệ thống tiền tệ châu Âu. Thực tế này làm tiến trình điều chỉnh của các quốc gia châu Âu trở nên chậm chạp và khó khăn hơn. Thậm chí tồi tệ hơn, các quy tắc bảo lãnh tiền gửi ở mức độ quốc gia tạo ra sự phụ thuộc không lành mạnh giữa quyền lực và các ngân hàng, dẫn tới một vòng luẩn quẩn khi một ngân hàng gặp khó khăn sẽ dẫn tới vấn đề của cả hệ thống.

Các bước trên chỉ có thể ngăn chặn khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn. Các thị trường sẽ sẵn sàng mua trái phiếu euro hoặc các hình thức tương đương khác có lãi xuất thấp, giúp giảm gánh nặng nợ nần của một số nước.

Song vấn đề dài hạn thực sự nghiêm trọng vẫn tồn tại khi nhiều quốc gia trong số các nước Địa Trung Hải hiện đang rơi vào tình trạng cạnh tranh quá yếu kém.

Thêm vào đó, phát biểu với các thành viên của đảng Dân chủ Tự do gần đây, đối tác liên minh của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố trái phiếu euro sẽ không bao giờ được phát hành “miễn là tôi còn sống”.

Phát biểu của bà Merkel  đang tạo ra một loạt các ý kiến khen chê, chỉ trích trái chiều cả ở Đức lẫn ở nước ngoài. Nhiều người băn khoăn liệu bà Merkel có thật sự có ý định trên hay đây chỉ là lời tuyên bố rỗng. 

Một phần, bà Merkel đang cố gắng trấn an các phe phái chính trị trong nước, nhất là đảng Dân chủ Tự do Đức với quan điểm xem khoản nợ chung (cái mà trái phiếu euro đại diện) là gánh nặng kinh hoàng. Đảng Dân chủ Tự do dường như thà chứng kiến Hy Lạp và các quốc gia khác bị đẩy ra khỏi khu vực đồng euro hơn là chấp nhận sự thua thiệt khi người Đức phải đóng thuế để gánh đỡ các khoản nợ của các cộng sự trong khu vực.

Do đó, liệu Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy có khả năng thắng thế Thủ tướng Đức Merkel trong hội nghị thượng đỉnh EU hay không, câu trả lời sẽ đến sau hội nghị này kết thúc.

Tuy nhiên, cũng có không ít người lạc quan cho rằng Đức đang trải qua cảm giác mà Mỹ từng trải qua – quyền lực đi kèm với trách nhiệm. Đó là cái giá của sự thành công. Theo họ, dường như người Đức sẵn sàng rút hầu bao hơn.

Trung Quốc vừa tăng cường vào biển Đông loại tàu gì? 1 phút có 61 giây Nhật quyết mua F-35 dù giá 'chát'
Trung Quốc vừa tăng cường vào biển Đông loại tàu gì? 1 phút có 61 giây Nhật quyết mua F-35 dù giá 'chát'
VN quan sát cuộc diễn tập quân sự lớn nhất hành tinh Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam   'Đột nhập' nhà máy sản xuất đạn ở Mỹ
VN quan sát cuộc diễn tập quân sự lớn nhất hành tinh Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam  'Đột nhập' nhà máy sản xuất đạn ở Mỹ

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm