Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nikkei: Đông Nam Á có nguy cơ khủng hoảng nợ

Nợ ngoài của các quốc gia Đông Nam Á đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, làm dấy lên lo ngại khu vực có thể sẽ lâm vào khủng hoảng nợ trong tương lai không xa.

dong nam a, trung quoc, khung hoang no anh 1
Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước một cuộc họp song phương ở Bắc Kinh năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Lào đang có mức nợ nước ngoài cao nhất Đông Nam Á, ở mức 93,1% so với trung bình 26% đối với các nước đang phát triển, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Malaysia, Campuchia và Việt Nam cũng là những nước có tỷ lệ nợ ngoài cao nhất trong khu vực chỉ sau Lào.

Lào cùng Malaysia đang phải gánh một khoản nợ trị giá hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng được đàm phán theo Sáng kiến Đường vành đai của Trung Quốc.

Ví dụ điển hình là 5,8 tỷ USD để nối Côn Minh (phía nam Trung Quốc) với thủ đô Viêng Chăn của Lào, nơi tiêu thụ bằng gần 40% tổng sản phẩm quốc nội của Lào.

2/3 nợ của Lào được tính bằng ngoài tệ. Do đó, sự mất giá đột ngột của đồng kip Lào là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế nước này. 

Quỹ tiền tệ quốc tế xác định Lào có nguy cơ cao vỡ nợ nhưng chính phủ nước này không hề tỏ ra quan ngại.

Tại Malaysia, nợ nước ngoài đã lên tới 69,9% thu nhập quốc dân. Thủ tướng mới đắc cử Mahathir Mohamad đã ra lệnh đàm phán laị 4 dự án BRI tốn kém đã được phê duyệt bởi chính phủ lâm thời trước đó, trong đó có cả dự án tuyến đường sắt kết nối cảng Klang (cảng bận rộn nhất Malaysia) phía đông với phía tây của bán đảo với nguồn vốn 14 tỷ USD của Trung Quốc.

dong nam a, trung quoc, khung hoang no anh 2
Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc dân của 8 nước Đông Nam Á năm 2016. Ảnh: Nikkei.

6 nước Đông Nam Á nợ nước ngoài nhiều nhất đã vay nợ chủ yếu trong năm năm qua, đặc biệt là Campuchia, Lào và Việt Nam. 

Campuchia ghi nhận 142% tăng trưởng nợ nước ngoài, tỷ lệ nợ tăng nhanh nhất trong khu vực.

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Campuchia với khoảng 70% trong năm 2016. Đây cũng là chủ nợ lớn nhất của Lào.

Tuy tỷ lệ tăng trưởng nợ ngoài của Campuchia là cao nhất khu vực, các nhà phân tích lại cho rằng nước này sẽ gặp nguy cơ vỡ nợ thấp hơn Lào, Malaysia và Indonesia.

Dự trữ ngoại hối và tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu là 2 yếu tố đánh giá khả năng trả nợ của các quốc gia. 

dong nam a, trung quoc, khung hoang no anh 3
Tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu ở các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei.

Tính đến 2016, dự trữ ngoại hối của Malaysia chỉ bằng 1,1 lần nợ nước ngoài đến hạn trong vòng 1 năm. Bộ trưởng tài chính nước này tiết lộ tổng nợ và các khoản nợ khác của Malaysia cao hơn 60% so với báo cáo của chính phủ Najib, gánh nặng nợ ngắn hạn có thể lớn hơn rất nhiều.

dong nam a, trung quoc, khung hoang no anh 4
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối đối với nợ nước ngoài ngắn hạn của các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei

Thái Lan và Việt Nam an toàn hơn khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng khoảng 6,1 lần nợ ngoài ngắn hạn. 


V. Thùy

(theo Nikkei)

Bạn có thể quan tâm