Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ tính cước điện thoại khó hiểu của nhà mạng

Hóa đơn thanh toán 1,1 tỷ đồng cho hơn 6.000 cuộc gọi trong một ngày, phí nhắn tin nửa triệu đồng một tháng... là những trường hợp tính cước của nhà mạng khiến khách hàng bức xúc.

Số tiền truy thu 1,14 tỷ đồng của khách hàng Viễn thông Cà Mau phát sinh vào tháng 1/2014 được ghi nhận là trường hợp quá cước cao kỷ lục tại Việt Nam. Tiền truy thu này chủ yếu phát sinh trong một ngày trước khi khách hàng báo mất máy, yêu cầu khóa sim.

Theo lý giải của nhà mạng, cước cao do số lượng cuộc gọi của khách lên tới 6.000 cuộc. Phần lớn các cuộc gọi thực hiện roaming ở nước ngoài, trong đó có những cuộc gọi khó hiểu như 9 lần trong cùng một thời điểm (cùng giây, cùng phút, cùng giờ) và 49 cuộc trong vòng một phút.

Trường hợp này cũng là lần hiếm hoi nhà mạng tiến hành xử lý thu cước của khách thông qua tòa án, mà không phải cắt dịch vụ vĩnh viễn hoặc chia sẻ trách nhiệm giữa nhà cung cấp và khách hàng. 

Tại buổi hòa giải, khách chỉ đồng ý chi trả cước phát sinh trước khi mất máy, còn nhà mạng giữ quan điểm thu đủ 1,14 tỷ đồng. Vụ kiện đã được đình chỉ để điều tra lại, trong đó tòa án yêu cầu làm rõ các chi tiết phức tạp liên quan đến cuộc gọi trùng và khả năng chuyển vùng tính cước liên tục trong thời gian ngắn.

Nhà mạng ít khi sử dụng biện pháp khiếu kiện để thu cước của khách hàng, bởi các doanh nghiệp này có nghiệp vụ chặn, cắt số. Ảnh: Khánh Huyền.
Trước đó, dịch vụ roaming, 3G cũng được coi là nguyên nhân gây ra rất nhiều trường hợp khách khiếu nại cước phí với nhà mạng.  Sáng 10/4/2010, một khách hàng của MobiFone đã được nhân viên tìm đến tận nhà, để thông báo cước phí 3G lên tới 7,3 triệu đồng. Buổi chiều, mức cước nợ đã lên tới 15 triệu đồng, nhưng mới "chỉ là con số tạm tính, vì thực tế còn cao hơn nhiều".

Trao đổi với nhà mạng, khách hàng được thông báo gói cước 3G ưu đãi mà mình vẫn dùng đã kết thúc chương trình khuyến mãi, nên sẽ áp dụng mức cước vượt gói. Trước đó, khách hàng đăng ký trọn gói 3G giá 3 triệu đồng một tháng của MobiFone.

Cho rằng việc thay đổi chính sách mang tính bất ngờ và đơn phương từ phía nhà cung cấp, khách không chấp nhận chi trả hóa đơn. Sau đó, nhà mạng và khách hàng đã cùng tìm phương án chia sẻ sự cố không mong muốn này.

Tháng 11/2010, một khách hàng của VinaPhone đã nhận hóa đơn 9 triệu đồng cho cước dịch vụ roaming trong 10 ngày công tác tại Mỹ, dù trước đó, nhân viên tổng đài của doanh nghiệp này khẳng định với khách, cước phí sẽ "không đáng bao nhiêu tiền". Không chấp nhận mức phí này, khách chỉ đồng ý trả 1,5 triệu đồng. Sự việc đi vào bế tắc khi cả khách hàng và nhà mạng đều không nhượng bộ, dẫn tới việc phía cung cấp "dọa" cắt vĩnh viễn dịch vụ của người dùng.

Ngoài các dịch vụ data và chuyển vùng quốc tế, người dùng viễn thông cũng gặp trường hợp bị nhà mạng truy thu cước phí nhắn tin tới nửa triệu đồng một tháng. Chị Nguyễn Thị Hằng, một nhân viên truyền thông ở quận 11, TP HCM cho biết, chị đã từng phải chi trả số tiền cước phí 950.000 đồng một tháng, trong đó có 500.000 đồng cho phí dịch vụ. Phí này được nhân viên giao dịch giải thích là phí nhắn tin, trong khi số máy này chị không sử dụng thường xuyên.

"Tôi yêu cầu được in bảng kê nhưng nhân viên không đồng ý, vì cho rằng đây chỉ là phí cho tin nhắn. Người này còn nói rằng việc thu tiền căn cứ vào hóa đơn, nếu khách có thắc mắc có thể lên tổng công ty tại Hà Nội để khiếu nại. Chưa tính đến việc tôi ở TP HCM thì lên Hà Nội khiếu nại như thế nào, chỉ riêng việc có thể nhắn số lượng tin đủ phải thanh toán tới 500.000 cước phí đã thấy vô lý. Nếu chuyện đó có thật, ngón tay tôi có thể dị tật mất rồi", chị Hằng bức xúc nói.

'Để khách nợ cước 1,1 tỷ đồng là lỗi của nhà mạng'

Về mặt kỹ thuật, mỗi khách hàng sẽ có một hạn mức cước tùy theo lịch sử sử dụng và số tiền đặt cọc. Nhà mạng phải cảnh báo, chặn số nếu phát sinh cước quá lớn trong thời gian ngắn.

 

T.A (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm