Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ máy bay mất tích bí ẩn nhất lịch sử hàng không

MH370, chuyến bay biến mất cùng 239 người mà không để lại một dấu vết trong tháng 3/2014 trở thành sự cố hàng không bí ẩn nhất lịch sử.

Boeing 777 là mẫu máy bay an toàn nhất hành tinh với rất ít tai nạn chết người được ghi nhận. Tuy nhiên, một chiếc Boeing 777-200ER của Malaysia Airlines đã biến mất không dấu vết rạng sáng ngày 8/3/2014 khi thực hiện hành trình bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, Trung Quốc. Dữ liệu vệ tinh cho thấy MH370 chuyển hướng và vị trí cuối cùng được xác định ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương nhưng người ta chưa tìm thấy bất kể dấu vết nào của nó cùng 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn. Sau nhiều ngày tìm kiếm, chính phủ Malaysia tuyên bố máy bay lao xuống biển và không còn ai sống sót. Ảnh: CNN

Năm 2003, một chiếc Boeing 727 biến mất ở thủ đô Luanda của Cộng hòa Angolan, phía nam châu Phi. Chiếc máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Quatro de Fevereiro vào ngày 25/5/2003 để hướng tới Burkina Faso. Nó rời sân bay trong tình trạng tắt đèn và không bật hệ thống radar định vị. Người ta không rõ có bao nhiêu người trên máy bay nhưng nhiều nguồn tin khẳng định kỹ sư Ben Charles Padilla biến mất cùng phi cơ. Hiện nay, người ta vẫn không rõ tung tích của nó. Ảnh: Wikipedia

Cuộc sống trên sân bay nổi di động của Hải quân Mỹ

Thủy thủ đoàn và thành viên các phi đội chiến đấu phải làm việc căng thẳng nhằm vận hành tàu sân bay, kỳ quan công nghệ và cũng là con át chủ bài của Hải quân Mỹ.

Đúng 15 năm trước, chuyến bay số hiệu 990 của AgyprAir bất ngờ hạ 4,2 km độ cao trong 36 giây. Sau đó, máy bay Boeing 767 - thực hiện lộ trình bay từ Cairo, Ai Cập tới New York, Mỹ - rơi xuống Đại Tây Dương ở vùng biển ngoài khơi Massachusetts. Dù các nhà điều tra tìm thấy mảnh vỡ máy bay nhưng họ không thể xác định nguyên nhân của sự cố làm 217 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết xung quanh vụ tai nạn nhưng cuối cùng chính phủ Ai Cập tuyên bố trục trặc kỹ thuật là nguyên nhân làm rơi máy bay trong tháng 10/1999. Ảnh: Getty

Chuyến bay số hiệu 800 của Trans World Airlines phát nổ giữa không trung ngay sau khi cất cánh từ thành phố New York, Mỹ làm 230 người thiệt mạng. Các nhân chứng cho biết, họ nhìn thấy vệt sáng và một quả cầu lửa trên trời, làm dấy lên giả thuyết máy bay bị tên lửa bắn rơi. Cuối cùng, giới chức hàng không Mỹ kết luận chiếc Boeing 747 bị chập điện, dẫn tới sự cố nổ bình xăng. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra không hài lòng với tuyên bố của chính phủ Mỹ. Ảnh: Getty

Năm 1947, máy bay Stardust của Anh biến mất ở Andes, Argentine sau khi thực hiện lộ trình từ thủ đô Buenos Aires tới Chile. Người ta đặt ra hàng loạt giả thuyết về sự cố, bao gồm cả việc người ngoài hành tinh bắt cóc máy bay. Cuối cùng, mảnh vỡ phi cơ được phát hiện nằm sâu trong lòng một dòng sông băng vào năm 2000 đã làm sáng tỏ mọi nghi vấn. Theo BBC, vụ tai nạn tháng 2/8/1947 làm 11 người thiệt mạng. Ảnh: Argentinamountain

Những sai lầm ngớ ngẩn của phi công khi lái phi cơ chở khách

Đỗ nhầm sân bay hay ngủ gật trong khi lái khiến máy bay rơi tự do là những sai lầm ngớ ngẩn của phi công trên khắp thế giới.

5 máy bay ném bom của Hải quân Mỹ biến mất không dấu vết ở vùng biển ngoài khơi Florida trong ngày 5/12/1945.  Điều khiển phi đội số 19 này là những phi công dạn dày kinh nghiệm. Người ta đặt ra giả thuyết la bàn máy bay hỏng nên các phi công mất phương hướng tới khi cạn kiệt nhiên liệu và máy bay rơi xuống biển. Ngày nay, người ta cũng chưa tìm thấy dấu vết nào của chúng. Khu vực phi đội số 19 mất tích được gọi là Tam giác quỷ Bermuda. Ảnh: Hải quân Mỹ


Không quân Hoàng gia Anh mất một máy bay ở sa mạc Sahara, khu vực thuộc lãnh thổ Ai Cập ngày 28/6/1942. Người ta cho rằng chiếc P-40 Kittyhawk sẽ biến mất mãi mãi nhưng hai năm trước, một công nhân làm việc trong ngành dầu mỏ tình cờ phát hiện xác máy bay. Người ta hết sức kinh ngạc khi tình trạng của nó rất tốt 7 thập kỷ sau tai nạn. Các chuyên gia sau đó nhận định chiếc máy bay được trang bị rất ít vật dụng hỗ trợ sinh tồn nên phi công khó có cơ hội sống sót. Ảnh: Getty


Năm 1937, nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart biến mất cùng chiếc Lockheed Electra khi một mình bay qua Thái Bình Dương. Cô đang nỗ lực để trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh thế giới và cố gắng hạ cánh xuống đảo Howland ở giữa biển. Tính tới ngày nay, người ta không biết rõ chuyện gì xảy ra với Earhart dù chi tới 4 triệu USD chi phí tìm kiếm. Ảnh: Getty

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm