Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ khủng bố chấn động thế giới nửa đầu 2015

Những nhóm khủng bố khét tiếng như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Boko Haram và al-Qaeda đã gây ra hàng loạt vụ tấn công đẫm máu trong 6 tháng đầu năm 2015.

Hiện trường vụ xả súng ở tòa soạn tạp chí châm biến Charlie Hebdo. Ảnh:
Hiện trường vụ xả súng ở tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Ảnh: Ents Images

Tháng 1: khủng bố kép ở Pháp

Ngày 7/1, hai tay súng vũ trang tự xưng là thành viên mạng lưới khủng bố al-Qaeda xả súng ở tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris, Pháp. Đây là tòa soạn của một tạp chí châm biếm từng đăng hình những lãnh tụ tinh thần của đạo Hồi. 

Vụ tấn công khiến 12 người chết, bao gồm tổng biên tập, và 10 người bị thương. Hai nghi phạm, Cherif Kouachi và Said Kouachi, đã rời hiện trường sau khi tấn công. Chúng chạy trốn đến một nhà máy in tại Dammartin-en-Goele và bắt một số người ở đây làm con tin. 

Hàng nghìn cảnh sát đã tham gia truy lùng kẻ khủng bố. Kết thúc chiến dịch, đội an ninh hạ gục 2 kẻ tấn công ngày 9/1. 

Hiện trường ngổn ngang của tòa soạn ở Paris sau vụ khủng bố

Máu loang lổ, giấy tờ vương vãi trên sàn nhà, bên trong tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris sau vụ xả súng dã man ngày 7/1.

Cũng trong ngày 9/1, một vụ bắt cóc con tin xảy ra ở vùng đông bắc thủ đô Paris. Tên Amedy Coulibaly bước vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, xả súng giết 4 người Do Thái và bắt 15 người.

Coulibaly nói, y quen biết anh em nhà Kouachi và yêu cầu cảnh sát không gây tổn hại đến họ. Đặc nhiệm Pháp đã phản ứng nhanh chóng để giải cứu con tin và tiêu diệt kẻ tấn công. 

Nhà điều tra cho biết, Coulibaly từng tuyên bố trung thành với phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong một video đăng trên mạng. 

Nhân viên pháp y xung quanh thi thể của Amedy Coulibaly (phần che mờ) sau khi  bị đặc nhiệm Pháp tiêu diệt. Ảnh: EPA
Nhân viên pháp y xung quanh thi thể của Amedy Coulibaly (phần che mờ) sau khi bị đặc nhiệm Pháp tiêu diệt. Ảnh: EPA

Tháng 2: phiến quân Boko Haram hoành hành 

Ngày 4/2, hàng trăm phiến quân nhóm Boko Haram xông vào thị trấn Fotokol ở Cameroon, gần biên giới Nigeria. Các tay súng phóng hỏa thiêu rụi nhiều điện thờ ở đây. Ngoài ra, chúng còn xả súng và thiêu sống ít nhất 90 người. Hơn 500 người thiệt mạng trong vụ thảm sát. 

Đây không phải lần đầu tiên Boko Haram tiến hành một vụ khủng bố ở Cameroon. Tuy nhiên, cuộc tấn công đẫm máu này như lời đe dọa của nhóm phiến quân nhằm cảnh báo chính quyền Cameroon phải ngưng hợp tác với Nigeria chống thánh chiến.

Tháng 3: vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử Yemen 

Ngày 20/3, 4 phần tử khủng bố ở Yemen gây ra 2 vụ đánh bom tại các nhà thờ al-Badr và al-Hashoosh. Sự việc diễn ra vào giữa ngày, thời điểm rất đông người đang tập trung cầu nguyện. 

Một nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở nhà thờ al-Hashoosh, phía bắc thủ đô Sanaa ở Yemen. Ảnh: Independent
Một nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở nhà thờ al-Hashoosh, phía bắc thủ đô Sanaa ở Yemen. Ảnh: Independent

Vụ tấn công khiến 142 người thiệt mạng và hơn 350 người bị thương, trở thành thảm kịch đẫm máu nhất trong lịch sử Yemen. Ban đầu, một số chuyên gia cho rằng al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP) gây ra vụ việc. Tuy nhiên, nhóm này phản đối cáo buộc và viện dẫn một trong những tôn chỉ hoạt động là không chọn các nhà thờ làm mục tiêu tấn công.

Ngày 21/3, IS tuyên bố nhận trách nhiệm chỉ đạo vụ tấn công, đánh dấu vụ khủng bố đầu tiên của IS tại Yemen. 

Tháng 4: Xả súng kinh hoàng ở trường đại học tại Kenya 

Rạng sáng 2/4, các phần tử vũ trang xông vào Đại học Garissa ở Kenya và xả súng vào hàng loạt mục tiêu. 148 người đã thiệt mạng, bao gồm 142 sinh viên, và 79 người khác bị thương sau vụ tấn công. Phiến quân còn bắt 700 sinh viên khác làm con tin. Chúng thả những người Hồi giáo và giết những người theo Công giáo. 

Cảnh sát Kenya giải cứu một sinh viên bị bắt làm con tin trong vụ khủng bố tấn công trường đại học. Ảnh: AP
Cảnh sát Kenya giải cứu một sinh viên bị bắt làm con tin trong vụ khủng bố tấn công trường đại học. Ảnh: AP

Chính phủ Kenya huy động lực lượng an ninh rầm rộ, điều xe tăng đến hiện trường, để tiêu diệt phiến quân. Vụ tấn công kết thúc cùng ngày. Tất cả 4 tay súng thiệt mạng trong khi giao tranh với cảnh sát.

Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Kenya từ sau vụ đánh bom ở sứ quán Mỹ hồi năm 1998. Những kẻ tấn công tự xưng là thành viên của Al-Shabaab, một nhóm ủng hộ al-Qaeda. Nhiều lãnh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, lên án kịch liệt hành động khủng bố này. 

Hiện trường xả súng khiến 147 người chết ở Kenya

Số người thiệt mạng trong vụ khủng bố do phiến quân Hồi giáo cực đoan thân al-Qaeda gây ra tại trường đại học ở Kenya ngày 2/4 lên đến 147 người. 70 người khác bị thương.

Tháng 6: 3 vụ khủng bố cùng ngày ở 3 quốc gia 

Sáng 26/6, Yassine Salhi (35 tuổi) lái xe tải đến một nhà máy ở vùng Saint-Quentin-Fallavier gần thành phố Lyon ở Pháp. Do Salhi thường xuyên ra vào nơi đây nên tất cả bảo vệ và công nhân nhà máy đều quen biết y. 

Khi không ai chú ý, Salhi treo đầu của nạn nhân vừa bị hành quyết lên hàng rào nhà máy cùng lá cờ đen biểu tượng của phiến quân IS. Trước đó, y cố gắng cho nổ tung nhà máy.

Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định đây là một vụ "tấn công khủng bố", tăng mức cảnh báo an ninh. Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm chính và 2 người liên quan. 

Một vụ tấn công do thành viên IS khác gây ra ở bãi biển của một khu nghỉ dưỡng cách thành phố Sousse, Tunisia, khoảng 10 km. Saifeddine Rezgui, sinh viên ngành cơ khí 23 tuổi, đã mang súng trường đi dọc bờ cát trước khi xông vào khách sạn gần đó và xả súng thảm sát.
Kẻ tấn công ở Tunisia đã đi dọc bờ biển, đùa giỡn cùng một số du khách, trước khi bắt đầu vụ tấn công. Ảnh: SKy News
Kẻ tấn công ở Tunisia đã đi dọc bờ biển, đùa giỡn cùng một số du khách, trước khi bắt đầu vụ tấn công. Ảnh: Sky News

39 người thiệt mạng và gần 40 người bị thương sau vụ tấn công. Phần lớn các nạn nhân là du khách Anh và Ireland. Cảnh sát đã tiêu diệt kẻ tấn công. IS cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc, đồng thời thúc giục những người ủng hộ trên toàn thế giới noi theo Rezgui.

Bộ Nội vụ Tunisia cho biết, nghi phạm chưa từng nằm trong danh sách những phần tử thánh chiến cần theo dõi của chính quyền.

Cùng ngày, một vụ đánh bom tự sát xảy ra ở nhà thờ của người Hồi giáo dòng Shiite tại Kuwait khiến 27 người thiệt mạng và 227 người bị thương. Nghị sĩ Khalil al-Salih, nhân chứng vụ tấn công, cho biết khoảng 2.000 người đang cầu nguyện khi phiến quân kích nổ quả bom trên người. 

Tang lễ tập thể dành cho các nạn nhân đã diễn ra ngày 27/6 dưới trời nóng 45 độ C. 

Lực lượng IS nhanh chóng cho biết, thủ phạm vụ tấn công là một thành viên tên Abu Suleiman al-Muwahhid. Theo Bộ Nội vụ Kuwait, Abu vốn là công dân Arabia Saudi và sinh năm 1992. Y đến Kuwait bằng máy bay vào ngày vụ khủng bố xảy ra. 

 

25 phút tử thần trong vụ khủng bố ở bãi biển Tunisia

Nghi phạm khủng bố tại Tunisia cầm súng đi bộ khoảng 10 phút trên bãi biển rồi xông vào khách sạn gần đó bắn chết hàng chục người.

Kẻ khủng bố Pháp chụp ảnh với đầu nạn nhân trước khi bị bắt

Các nguồn tin cảnh sát cho biết, nghi phạm gây ra vụ tấn công kinh hoàng ở Pháp đã chụp ảnh cùng đầu của nạn nhân và chia sẻ lên mạng xã hội trước khi bị bắt.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm