Đảo Guam là căn cứ chính của bộ ba máy bay ném bom chiến lược, cùng tàu ngầm và nhiều khí tài hiện đại khác của Mỹ phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đảo Guam là một trong những căn cứ chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây có căn cứ không quân Andersen, trụ sở của Phi đoàn 36, một phần của Không quân Chiến lược Thái Bình Dương phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: USAF.
Căn cứ này là nơi hoạt động thường xuyên của bộ ba máy bay ném bom chiến lược B-52 (ảnh), B-1B và phi cơ tàng hình B-2 Spirit. Ảnh: USAF.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer hạ cánh tại sân bay. Phi cơ này thường xuyên xuất hiện trên các điểm nóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuần trước, B-1B đã bay qua bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công đảo Guam. Ảnh: USAF.
Vũ khí chính của B-1B là đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM với tầm bắn hơn 370 km, lên đến gần 1.000 km với phiên bản JASSM-ER. Đây là vũ khí cực kỳ hiệu quả trong việc áp chế phòng không đối phương mà không lo bị đáp trả. Ảnh: USAF.
Quái vật tàng hình B-2 cất cánh từ căn cứ đảo Guam là một trong những quân bài chiến lược để Mỹ xử lý các điểm nóng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu Triều Tiên tấn công đảo Guam như tuyên bố, B-2 là vũ khí chủ lực giúp Mỹ tấn công phủ đầu vào Bình Nhưỡng. Ảnh: Business Insider.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor sẽ hộ tống cho máy bay ném bom B-1, B-52 và B-2 trong các sứ mệnh tấn công. Ngoài ra, khả năng tàng hình ưu việt sẽ cho phép nó bí mật tiếp cận và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương. Ảnh: USAF.
Tiêm kích F-15 hộ tống cho phi cơ tàng hình B-2 Spirit bay trên căn cứ không quân Andersen. Ngoài ra, F-15 còn sở hữu khả năng tấn công mặt đất đáng sợ, điều này đã được chứng minh trong hơn 20 năm qua. Ảnh: USAF.
Guam còn có lực lượng F-16 hùng hậu làm nhiệm vụ hộ tống cho các máy bay ném bom rảnh tay làm nhiệm vụ. Các máy bay của Mỹ triển khai trên đảo Guam đem lại khả năng tấn công đáng sợ trên khắp châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: USAF.
Ngoài máy bay, đảo Guam còn là căn cứ của lực lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Căn cứ này luôn có ít nhất 4 tàu ngầm lớp Los Angeles làm nhiệm vụ. Các tàu ngầm này được trang bị tên lửa Tomahawk có tầm bắn hơn 2.500 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các tàu ngầm ở căn cứ đảo Guam có thể phóng tên lửa Tomahawk đáp trả nếu Triều Tiên tấn công căn cứ này. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Căn cứ hải quân đảo Guam có ít nhất 2 tàu tiếp tế cho tàu ngầm, cùng một số tàu của tuần duyên. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đảo Guam còn được triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD cho phép vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Trong các thử nghiệm, THAAD đều đánh chặn thành công 100% mục tiêu giả định. Ảnh: Stripes.
Người dân và du khách trên đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, tỏ ra "bình chân như vại" trước những lời đe dọa của Triều Tiên về việc chuẩn bị tấn công hòn đảo bằng tên lửa.
Những tuyên bố về việc sẽ trục xuất hàng loạt của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã khiến nhiều người nhập cư ở Mỹ đổ xô đi tìm kiếm sự tư vấn và bảo vệ.