Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vũ khí dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử

Do dịch bệnh có thể tiêu diệt hàng nghìn kẻ địch trong thời gian ngắn, nhiều quân đội sử dụng chúng như một vũ khí đắc lực và hiệu quả từ hàng ngàn năm qua.

Quân đội Anh từng thử nghiệm dịch bệnh như vũ khí trên hòn đảo Gruinard, Scotland khiến sự sống nơi đây suy tàn dần. Ảnh: Stanford.edu
Quân đội Anh từng thử nghiệm dịch bệnh như vũ khí trên hòn đảo Gruinard, Scotland khiến sự sống nơi đây suy tàn dần. Ảnh: Stanford.edu

Trong một lần ho, con người có thể đưa 3.000 vi khuẩn vào không khí. Dịch nhầy cơ thể cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh giữa người với người nếu tiếp xúc trực tiếp. Dịch Cái chết Đen bùng phát vào thế kỉ 14 đã cướp sinh mạng của hơn 200 triệu người.

Khái niệm "chiến tranh dịch bệnh", với ý nghĩa một nước sử dụng vi khuẩn gây bệnh như vũ khí đắc lực, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. 

BBC cho biết nhóm chiến binh người Hittite ở Trung Đông đã sử dụng chiến thuật đặt 6 con cừu trước cổng thành phố của kẻ thù cách đây 3.500 năm. Khi những nông dân đem số cừu này vào nhà, bọ ve trên cơ thể cừu bắt đầu tấn công người dân và gây bệnh sốt thỏ, từ đó lây lan thành dịch và giết chết gần một nửa dân số trong thành. Nhờ đó mà quân đội Hittite dễ dàng chiếm thành.

Khi Nga và Thụy Điển giao tranh trong Đại chiến Bắc Âu vào năm 1710, những người sống sót kể lại rằng quân đội Nga sử dụng thi thể của những bệnh nhân qua đời vì dịch hạch với ý định tạo ổ bệnh trong lòng quân địch.

Năm 1767, Sir Jeffrey Amherst, một sĩ quan người Anh, cung cấp chăn nhiễm vi khuẩn đậu mùa cho người da đỏ ở Tân thế giới. Khi đó người da đỏ là đồng minh của Pháp và giúp đỡ quân đội Pháp bảo vệ pháo đài Carillon. Quân đội Anh từng tấn công pháo đài Carillon hai lần và chịu thiệt hại lớn. Âm mưu "chăn đậu mùa" đã hiệu quả, gây ra bệnh dịch trong bộ lạc người da đỏ, tạo cơ hội cho Amherst chiếm pháo đài và đổi tên nó thành Ticonderoga.

Trong thập niên 1930, quân đội Liên Xô tiến hành các thử nghiệm trên một đảo thuộc biển Aral, khiến nơi này trở nên không thể sinh sống nổi. Vi khuẩn bệnh sốt thỏ, dịch hạch, sốt phát ban và viêm não ngựa Venezuela tràn ngập trên đảo.

Quân đội Mỹ tập huấn chiến đấu chống vũ khí hóa học và sinh học. Ảnh: Wired
Quân đội Mỹ tập huấn chiến đấu chống vũ khí hóa học và sinh học. Ảnh: Wired

Năm 1942, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, quân đội Anh thử nghiệm vi khuẩn bệnh than trên cừu nuôi ở đảo Gruinard, Scotland. Chính quyền phải phong tỏa hòn đảo này trong gần 50 năm. Ngày nay, nhiều người tin rằng các sinh vật trên hòn đảo vẫn còn nhiễm bào tử bệnh than.

Năm 1979, dịch bệnh than bùng phát bất thường tại thành phố Sverdlovsk của Liên Xô khiến ít nhất 64 người thiệt mạng. Chính phủ khi đó quy trách nhiệm cho thịt nhiễm khuẩn là nguyên nhân khiến bệnh lây lan. Tuy nhiên, cộng đồng tình báo và khoa học quốc tế nghi ngờ nguyên nhân thực sự chính là việc các nhà khoa học Nga vô tình giải phóng bào tử bệnh than từ một cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh hóa bí mật.

Từ năm 1998, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu chương trình tiêm chủng ngừa bệnh than cho tất cả quân nhân, nhằm phòng ngừa nguy cơ bị tấn công sinh học từ đối phương.

20 căn bệnh đáng sợ nhất thế giới (kỳ 1)

Dịch hạch khiến 60% dân số châu Âu tử vong, sốt xuất huyết Ebola đang bùng phát tại tây Phi khiến hơn 900 người thiệt mạng, không ai có thể sống sót nếu mắc bệnh nhũn não.

20 căn bệnh đáng sợ nhất thế giới (kỳ 2)

Các bộ phận trên cơ thể một số người bỗng nhiên hóa đá trong khi số khác nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và chỉ có thể cắt bỏ phần cơ thể hoại tử để bảo toàn mạng sống.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm