Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vũ khí của lính dù Nga

Với khả năng thiện chiến và trang bị hiện đại, lính dù Nga được coi là lực lượng lính dù có khả năng tác chiến hàng đầu trên thế giới.

Trước khi trở thành lính dù của Quân đội Nga, các tân binh phải am hiểu súng, bom, mìn...và luyện tập vất vả trên thao trường. Họ phải luyện tập nhảy dù trên mặt đất, luyện khả năng làm việc mà không cần kéo, phải học cấu tạo của bom mìn bởi nếu không họ không thể vô hiệu hóa chúng... và sau nhiều bài tập, binh sĩ mới được nhảy dù thực tế.
Trước khi trở thành lính dù của Quân đội Nga, các tân binh phải am hiểu súng, bom, mìn và luyện tập vất vả trên thao trường. Họ phải luyện tập nhảy dù trên mặt đất, phải học cấu tạo của bom mìn. Sau nhiều bài tập, binh sĩ mới nhảy dù thực tế.
Về trang bị, hiếm có một lực lượng lính dù nào trên thế giới được trang bị nhiều loại vũ khí đa dạng như lực lượng lính dù Nga: từ súng bộ binh, tên lửa chống tăng, đến các loại xe chiến đấu, xe thiết giáp, pháo tự hành,.... Trong ảnh: Súng trường bắn tỉa đặc biệt AS Val.
Súng trường bắn tỉa đặc biệt AS Val của lính du Nga.Vũ khí của lực lượng lính dù Nga đa dạng bậc nhất thế giới, bao gồm súng bộ binh, tên lửa chống tăng, các loại xe chiến đấu, xe thiết giáp, pháo tự hành. 
Trước tiên cần phải kể đến loại dù trang bị cho lính dù Nga. Hiện tại, lính dù Nga đang sử dụng 2 loại dù nhảy là dù D-10 và dù Арбалет-2 (tên tiếng Anh là Crossbow-2). Dù nhảy Crossbow-2 là loại dù thế hệ mới được bắt đầu trang bị vào năm 2012.
Lính dù Nga đang sử dụng dù D-10 và dù Арбалет-2 (tên tiếng Anh là Crossbow-2). Dù nhảy Crossbow-2 là loại dù thế hệ mới và lính dù Nga bắt đầu sử dụng chúng vào năm 2012.
Về vũ khí: các loại vũ khí cá nhân của lính dù Nga được trang bị tương tự như với lục quân Nga, gồm có súng trường tiến công AK-74M.
Lính dù Nga dùng những vũ khí cá nhân giống lục quân Nga, bao gồm súng trường tiến công AK-74M.
Một số lượng hạn chế súng trường AKMS.
Họ cũng sử dụng một số lượng hạn chế súng trường AKMS.
Súng máy phòng không NSV cỡ nòng 12,7mm.
Súng máy phòng không NSV cỡ nòng 12,7mm.
Súng phóng lựu chống tăng RPG-7D3.
Súng phóng lựu chống tăng RPG-7D3.
Tên lửa chống tăng Konkurs.
Tên lửa chống tăng Konkurs.
Lưỡi lê đặc biệt, ngoài việc sử dụng như một lưỡi lê thông thường, nó còn có thể bắn 1 phát đạn với tầm sát thương từ 5-10m.
Lính dù Nga luôn mang theo lưỡi lê đặc biệt. Nó có thể bắn một phát đạn với tầm sát thương 5-10m.
Ngoài ra còn có các loại súng LPO-97, súng bắn tỉa SVDS, súng máy PKP Pecheneg... Trong ảnh: Súng bắn tỉa SVDS.
Lính dù Nga còn mang các loại súng LPO-97, súng bắn tỉa SVDS, súng máy PKP Pecheneg. Người lính trong ảnh cầm súng bắn tỉa SVDS.
Xe chiến đấu lính dù BMD-2, xe có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải và thả dù xuống vị trí chiến đấu. Vũ khí trang bị trên xe có 1 pháo 2A42 cỡ nòng 30mm và tên lửa chống tăng Konkurs.
Xe chiến đấu lính dù BMD-2. Loại xe này có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải và thả dù xuống vị trí chiến đấu. Vũ khí trên xe gồm một pháo 2A42 cỡ nòng 30mm và tên lửa chống tăng Konkurs.
Xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-D. Mẫu xe bọc thép này được sử dụng để vận chuyển binh lính và hàng hóa cũng như có thể biến thành xe chiến đấu nếu lắp thêm vũ khí. Có nhiều phiên bản BTR-D được trang bị vũ khí khác nhau. Trong ảnh là phiên bản được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm và súng phóng lựu AGS.
Xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-D. Mẫu xe bọc thép này được sử dụng để vận chuyển binh lính và hàng hóa cũng như có thể biến thành xe chiến đấu nếu lắp thêm vũ khí. Có nhiều phiên bản BTR-D được trang bị vũ khí khác nhau. Trong ảnh là phiên bản được trang bị súng máy hạng nặng 12,7 mm và súng phóng lựu AGS.
Ngoài ra còn có các phiên bản BTR-RD trang bị tên lửa chống tăng Konkurs, phiên bản BTR-3D với pháo ZU-23-2... Trong ảnh: Phiên bản BTR-3D với pháo ZU-23-2
Ngoài ra, lính dù Nga còn có các phiên bản BTR-RD trang bị tên lửa chống tăng Konkurs, phiên bản BTR-3D với pháo ZU-23-2... Trong ảnh là phiên bản BTR-3D với pháo ZU-23-2
Ngoài ra còn có biến thể BTR-D chuyên cho nhiệm vụ trinh sát và kiểm soát hỏa lực pháo binh, biến thể này được sử dụng kết hợp với pháo tự hành Nona-S.
Ngoài ra còn có biến thể BTR-D chuyên cho nhiệm vụ trinh sát và kiểm soát hỏa lực pháo binh, biến thể này được sử dụng kết hợp với pháo tự hành Nona-S.
Pháo tự hành Nona-S cỡ nòng 120mm với tầm bắn 8,8km.
Pháo tự hành Nona-S cỡ nòng 120mm với tầm bắn 8,8km.
Xe bọc thép chở quân BTR-80, các xe BTR-80 của lính dù Nga trong tương lai sẽ được thay thế bằng các xe BTR-82A hiện đại và hỏa lực mạnh hơn.
Xe bọc thép chở quân BTR-80. Trong tương lai, các xe BTR-80 của lính dù Nga sẽ được thay thế bằng các xe BTR-82A hiện đại và hỏa lực mạnh hơn.
Ngoài những trang bị trên Lính dù Nga còn được trang bị xe tác chiến điện tử RB-531B Infauna, xe gây nhiễu điện tử Leer-2 dựa trên khung gầm xe GAZ-233114 (Tiger) và xe sửa chữa MTO-AM dựa trên khung gầm xe tải KamAZ-5350. Trong ảnh: Xe tác chiến điện tử RB-531B Infauna.
Ngoài những trang bị trên, lính dù Nga còn được trang bị xe tác chiến điện tử RB-531B Infauna, xe gây nhiễu điện tử Leer-2 dựa trên khung gầm xe GAZ-233114 (Tiger) và xe sửa chữa MTO-AM dựa trên khung gầm xe tải KamAZ-5350. Trong ảnh là xe tác chiến điện tử RB-531B Infauna.

http://baodatviet.vn/anh-nong/linh-du-nga-duoc-trang-bi-hien-dai-co-nao-3055113/?p=16

Theo Đất Việt

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm