Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ hổ vồ ở rừng ngập mặn lớn nhất thế giới

Nhiều người dân sống xung quanh rừng ngập mặn Sundarban bị thương, thậm chí thiệt mạng sau khi làm "mồi" cho loài hổ Bengal hung dữ.

Những cánh rừng đước nằm dọc biên giới Ấn Độ và Bangladesh là nhà của loài hổ Bengal Hoàng có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng chục người dân tại khu vực này trở thành nạn nhân của loài hổ hung dữ.

Rừng đước Sundarban dọc biên giới Ấn Độ và Bangladesh là nơi tập trung loài hổ Bengal Hoàng gia. Mỗi năm, hàng chục người dân tại khu vực là nạn nhân của hổ bởi công việc hàng ngày của họ như đánh cá hoặc thu mật ong đều diễn ra trong rừng và thường xuyên phải đối mặt với loài vật hung dữ này.

Người dân càng bất chấp nguy hiểm để tiến sâu vào trong rừng, nguy cơ bị hổ tấn công càng tăng. 8 năm trước, chồng của cô Usha Rami là nạn nhân của một vụ hổ vồ. “Chồng tôi chưa từng vào rừng. Anh ấy luôn sợ hãi. Ngày đầu tiên anh ấy đi câu cũng là ngày tôi phải đối diện với tin dữ”, Usha nói.
Theo BBC, người dân càng bất chấp nguy hiểm để tiến sâu vào rừng, nguy cơ bị hổ tấn công càng cao. 8 năm trước, chồng của cô Usha Rami là nạn nhân của một vụ hổ vồ. “Chồng tôi chưa từng vào rừng. Anh ấy luôn sợ hãi. Ngày đầu tiên anh ấy đi câu cũng là ngày tôi phải nghe tin dữ”, Usha nói.
Anath Seal bị thương ở đầu sau khi đối đầu với một con hổ vào năm 2002. “Khi con vật bỏ chạy, tôi cầm gậy đánh nó hai lần. Nhưng đột nhiên, cây gậy vỡ. Con thú quay lại và cắn vào mặt tôi. Cuối cùng, nó dùng móng vuốt tóm lấy đầu tôi”.
Anath Seal bị thương ở đầu sau khi đối đầu với hổ vào năm 2002. “Khi con vật bỏ chạy, tôi cầm gậy đánh nó 2 lần. Nhưng đột nhiên, cây gậy vỡ. Con thú quay lại và cắn vào mặt tôi. Cuối cùng, nó dùng móng vuốt tóm lấy đầu tôi”, Anath kể lại ngày kinh hoàng.
Hổ tấn côngRanjit Biswas khi anh đang đốn gỗ trong rừng. “Nó đột nhiên xuất hiện sau lưng và cắn vào hông, khiến tôi ngã xuống đất. Con vật cấu xé tôi trong 10 phút”.
Trong khi đó, hổ tấn công Ranjit Biswas khi anh đang đốn gỗ trong rừng. “Nó đột nhiên xuất hiện sau lưng và cắn vào hông, khiến tôi ngã xuống đất. Con vật cấu xé tôi trong 10 phút”, Ranjit kể.
“Khi con hổ nhảy vồ vào tôi, nó tóm lấy đầu và kéo tôi về phía sau. Mọi thứ xung quanh tối sầm. Tôi không thể nhìn thấy gì bởi đầu của tôi đã ở trong miệng con vật”, Rabi Majumdar, một người sống sót sau khi bị hồ vồ, kể lại.
“Khi hổ nhảy vào tôi, nó tóm lấy đầu và kéo tôi về phía sau. Mọi thứ xung quanh tối sầm. Tôi không thể nhìn thấy gì bởi đầu đã ở trong miệng con vật”, Rabi Majumdar, một người sống sót sau khi bị hồ vồ, nói.
Nhiều người dân vẫn câu cá ở các sông và kênh rạch chảy xuyên qua đồng bằng Sundarban. Chồng của bà Laxmi Dhali qua đời 6 năm trước vì bị hổ vồ khi ông đang đánh cá trong rừng. “Con trai tôi vẫn đi câu cá hàng ngày. Tôi không thể ngủ được chừng nào thằng bé trở về nhà. Nhiều khi, vì quá lo lắng, tôi còn đi theo nó”.
Dù từng chứng kiến nhiều nạn nhân thiệt mạng, người dân vẫn câu cá ở các sông và kênh rạch chảy xuyên qua đồng bằng Sundarban. Chồng của bà Laxmi Dhali qua đời 6 năm trước vì bị hổ giết khi ông đang đánh cá trong rừng. “Sau khi chồng qua đời, con trai tôi vẫn đi câu cá hàng ngày. Tôi không thể ngủ cho tới khi thằng bé trở về nhà. Nhiều khi, vì quá lo lắng, tôi đi theo nó”, bà nói.
Avijit Dhali trở thành trụ cột gia đình sau khi cha của anh bị hổ vồ. “Cảm giác sợ hãi vẫn bủa vây tâm trí khi tôi câu cá. Nhưng tôi không còn lựa chọn khác bởi muốn duy trì sự sống, tôi cần thức ăn”, Avijit cho biết.
Avijit Dhali trở thành trụ cột gia đình sau khi cha thiệt mạng. “Cảm giác sợ hãi vẫn bủa vây khi tôi bắt cá trong rừng. Nhưng không còn cách nào khác bởi để duy trì sự sống, chúng tôi cần thức ăn”, Avijit cho biết.

Chuyện hãi hùng của những người từng suýt chết vì hổ (kỳ 1)

Khi Jamal Mohumad thấy hổ lần thứ ba, ông quyết định không chạy mà đứng tại chỗ và gầm về phía mãnh thú. Sau khi gầm khoảng nửa giờ, cổ họng ông bắt đầu chảy máu.

An Nhiên

Ảnh: BBC

Bạn có thể quan tâm