Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vụ bê bối đi cùng lịch sử World Cup

Bàn thắng không được công nhận của Frank Lampard trong trận gặp ĐT Đức không phải lần đầu tiên các vị Vua sân cỏ trực tiếp tác động vào kết quả trận đấu bởi chuyên môn kém cỏi và cả những nguyên do bí ẩn.

Những vụ bê bối đi cùng lịch sử World Cup

Bàn thắng không được công nhận của Frank Lampard trong trận gặp ĐT Đức không phải lần đầu tiên các vị Vua sân cỏ trực tiếp tác động vào kết quả trận đấu bởi chuyên môn kém cỏi và cả những nguyên do bí ẩn.

>> Đức 'vùi dập' Anh bằng trận thắng 4-1

Trên SVĐ Bloemfontein, ĐT Anh đã phải nếm trái đắng bằng trận thua 1-4 trước người Đức. Tuy nhiên, nếu trọng tài chính xác hơn ở pha sút bóng thành bàn của Lampard trong hiệp một, có lẽ trận đấu đã rẽ sang một hướng khác tích cực hơn cho người Anh.

Từ cự ly khoảng 25m, Lampard tung ra cú sút đưa bóng chạm mép trong xà ngang, dội xuống đất và tất cả những cầu thủ đứng gần đó, từ Rooney, Lampard, Gerrard đến Defoe đều nghĩ rằng đó là bàn san bằng tỷ số 2-2 cho Tam Sư. Ngay cả HLV Fabio Capello cũng đã ăn mừng pha lập công của cậu họct trò. Thế nhưng, các trọng tài lại đứng quá xa và không quan sát được tình huống này, dẫn đến việc Lampard bị từ chối bàn thắng đầu tiên ở World Cup 2010. Kết thúc trận đấu, tuyển Anh đành cúi đầu ra về với trận thua 1-4.

“Trận chiến” Santiago (Chile - Italy, 1962)

Trước khi trận đấu diễn ra, hai kí giả người Italy đã có những bài báo mà nước chủ nhà Chile gọi là “không đúng sự thật và miệt thị người Chile”. Hậu quả, cuộc chiến trên sân chẳng khác nào một võ đài thực thụ, mặc dù trọng tài người Anh Ken Aston đã rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu hai cầu thủ Italy, nhưng bạo lực trên sân vẫn tiếp diễn.

Leonel Sanchez của Chile đã “thụi” thằng vào mặt Mario David nhưng lại tránh được án phạt. Thậm chí, lại là Sanchez giật cùi chỏ làm vỡ mũi Humberto Maschio nhưng trọng tài vẫn không phát hiện ra. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-0 nghiêng về Chile, và cảnh sát đã phải hộ tống cầu thủ Italy rời sân.

“Bàn thắng ma” ở Wembley (Anh - Đức, 1966)

Bàn thắng trong trận chung kết World Cup 1966 vẫn là nỗi đau nhức nhối của người Đức. Khi đó tiền đạo Geoff Hurst của đội tuyển Anh cũng sút đập xà, bóng dội xuống đất hệt như Lampard, nhưng trọng tài lại công nhận bàn thắng. Pha lập công giúp ĐT Anh giành chiến thắng 4-2 trước Tây Đức 4-2 để đăng quang ngôi vô địch World Cup duy nhất trong lịch sử tính đến thời điểm này.

Với nhiều người hâm mộ bóng đá Đức, họ coi đây như một kết quả tất yếu của quy luật bù trừ.

Nỗi hổ thẹn Gijón (Áo - Đức, 1982)

Ở vòng bảng World Cup 1982 diễn ra tại Tây Ban Nha, Algeria đã đánh bại Chile 3-2 một ngày trước khi Tây Đức chạm trán Áo ở trận đấu cuối cùng. Nếu Tây Đức giành chiến thắng, cả hai “người anh em láng giềng” này sẽ lọt vào vòng sau. Và kịch bản dàn xếp tỷ số đã diễn ra: Horst Hrubesch ghi bàn thắng duy nhất cho ĐT Đức ở phút 11 và bóng chỉ được đưa đi đưa lại ở giữa sân suốt 80 phút còn lại. Sau trận đấu này, FIFA đã ra luật bắt buộc các trận cuối ở vòng bảng phải đá cùng giờ.

Bàn tay của Chúa (Argentina - Anh, 1986)

Là người hùng và thần tượng của hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới, nhưng với đa số những người yêu bóng đá Anh, Maradona chỉ là một kẻ đại bịp. Thái độ tiêu cực ấy xuất phát từ tình huống danh thủ Argentina dùng tay đấm bóng, hạ thủ môn Peter Shilton mà về sau được ông gọi là "Bàn tay của Chúa".

Để biện minh cho hành động của mình, Maradona sau này cho rằng nó cũng chỉ gây tranh cãi ngang với bàn thắng của Geoff Hurst vào lưới đội tuyển Tây Đức năm 1966 - pha ghi bàn cũng đã đi vào lịch sử World Cup với tên gọi "bàn thắng ma” ở Wembley.

Bí ẩn xứ kim chi (Hàn Quốc - Italy và Hàn Quốc - TBN, 2002)

Thi đấu với đội chủ nhà Hàn Quốc, Italy đã có một bàn thắng hợp lệ không được trọng tài Ecuador Byron Moreno công nhận, một bàn thắng vàng đưa họ vào vòng tiếp theo của Damiano Tomassi. Chưa hết, Francesco Totti bị đuổi vì giả vờ ngã trong khi pha quay chậm cho thấy anh đã bị mất chân trụ, còn Hàn Quốc được hưởng một quả penalty gây tranh cãi do lỗi kéo áo của Panucci.

Cuối cùng Italy đã thua vì bàn thắng vàng của Ahn Jung-Hwan. Cả nước Ý kêu gào rằng có một âm mưu hãm hại họ, và họ nhanh chóng nhận được sự tham gia của “đồng minh” Tây Ban Nha, đối thủ ngay sau đó của Hàn Quốc và có hai bàn thắng hợp lệ bị từ chối. TBN cũng bị loại sau loạt sút luân lưu (xem clip Tây Ban Nha bị loại oan uổng).

Người ta chỉ ra rằng có một mưu đồ “ném” Italy ra khỏi World Cup, và cố gắng giúp Hàn Quốc tiến càng xa càng tốt. Đội chủ nhà cũng đã bị đặt vào vòng nghi vấn khi loại Bồ Đào Nha trong vòng đấu bảng cuối cùng. Rất nhiều người Italy và TBN từ chối công nhận tính hợp pháp của World Cup 2002.

Vân Thăng

Theo DV

Bạn có thể quan tâm