Ứng dụng công nghệ hiển thị OLED được đánh giá là xu hướng trong thời gian tới.
OLED là gì?
OLED hay màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (Organic Light Emmiting Diodes) là một nhánh của công nghệ LED hiện tại. Về cơ bản, nguồn điện đi vào và ánh sáng đi ra thông qua một loại vật liệu bán dẫn, thay vì một sợi kim loại màn nóng giống như bóng đèn truyền thống.
Công nghệ OLED lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1987 bởi Kodak Chung W.Tang và Steven Van Slyke. Thay vì sử dụng các bóng đèn LED cá nhân, OLED sử dụng hàng loạt tấm film mỏng, nhẹ tự phát sáng. Điều này cho phép tạo ra ánh sáng tốt hơn trong khi tiết kiệm pin rõ rệt so với công nghệ LCD/LED.
OLED sử dụng hàng loạt tấm film mỏng, nhẹ tự phát sáng.
|
Vì sao OLED là công nghệ hiển thị tốt nhất?
Đèn LED trên TV LED hiện nay chỉ dùng một nguồn sáng trắng, sau đó phát ra ánh sáng thông qua lớp màn trập LCD. OLED, trong khi đó, hoạt động như một nguồn sáng và lớp mảng màu. Điều này nghe có vẻ không khác biệt lớn nhưng thực tế, nó mang đến hàng loạt lợi ích:
Tiêu thụ ít điện năng hơn: Màn hình OLED không cần dòng điện hoặc mạch điện để phát sáng đèn nền LED nên tiết kiệm điện hơn; đồng thời tạo ra màu đen bằng cách đóng toàn bộ màn trập các điểm ảnh - ánh sáng nền vẫn còn nhưng về cơ bản bị chặn lại. OLED, thay vào đó, tắt hoàn toàn các điểm ảnh để tạo ra màu đen, giúp tiết kiệm điện trong quá trình này.
Chất lượng hình ảnh tốt hơn: Do OLED sử dụng các bộ lọc màu sắc riêng nên tạo ra màu đen sâu hơn và gam màu rộng hơn. Việc không sử dụng đèn nền tạo ra độ tương phản cao hơn (chênh lệch giữa điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hình).
Cũng nhờ thiếu một lớp màn trập, màn hình OLED có tỉ lệ làm mới khung hình nhanh hơn so với LCD/LED. Ngoài ra, màn hình OLED cung cấp góc nhìn rộng - gần 90 độ trên nhiều tấm nền - mà không làm mất chất lượng hình ảnh và độ sắc nét so với màn hình LED truyền thống.
TV OLED mỏng, nhẹ và bền hơn TV LED thông thường. |
Bền hơn, nhẹ hơn: Loại bỏ đèn nền và lớp màn trập đồng nghĩa nhà sản xuất thay lớp kính nền dễ vỡ và nặng nền trên các màn hình OLED bằng tấm nền bằng nhựa nhẹ và bền hơn. Cũng nhờ đó, người ta tạo ra các thiết bị kỳ lạ hơn với bề mặt uốn cong.
Ngoài ra, các tấm film OLED chịu được phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn so với màn hình LED thông thường.
Là công nghệ của tương lai
Mặc dù vẫn những hạn chế nhất định, người ta tin rằng OLED sẽ là công nghệ của tương lai. IDTechEx dự đoán doanh số của màn hình OLED sẽ tăng từ 16 tỷ USD năm 2016 lên 42 tỷ USD năm 2020.
Sau bước đi tiên phong của LG trong việc tung ra hàng loạt các mẫu TV dùng màn hình OLED, Apple cũng sắp tham gia thị trường khi sử dụng công nghệ này cho mẫu iPhone 8, thậm chí các dòng MacBook mới.
Nếu các hãng sản xuất đủ sức tạo ra một dây chuyền sản xuất màn hình OLED với năng suất cao, chi phí vừa phải, toàn bộ ngành công nghiệp màn hình có thể chuyển sang OLED, theo nhận định của công ty nghiên cứu thị trường IHS.