1. Bjorgolfur Gudmundsson
Từng là người giàu thứ 2 tại Iceland, tỷ phú Bjorgolfur Gudmundsson đã phải đệ đơn xin phá sản vào năm 2009. Trước khi phá sản, Gudmundsson từng là cổ đông của ngân hàng thứ 2 tại Iceland Landsbanki, chủ nhân câu lạc bộ bóng đá West Ham. Với khoản nợ 1,4 tỷ USD, tài sản của Gudmundsson bốc hơi nhanh chóng sau khi hệ thống ngân hàng Iceland sụp đổ hồi năm ngoái. Hiện ông không còn gì ngoài hai bàn tay trắng.
2. Allen Stanford
Từng sở hữu nhiều máy bay, du thuyền và đội bóng cricket chuyên nghiệp, tỷ phú người Texas Allan Stanford có cuộc sống hết sức xa xỉ. Vào thời hoàng kim của mình, Stanford lọt vào danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes, với tài sản ước tính 2,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, Stanford bị kết tội phát hành chứng chỉ tiền gửi giả tại ngân hàng của mình ở Antigua và sử dụng tiền của khách hàng để chi tiêu cho cuộc sống xa xỉ. Hơn 20.000 nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn tiền. Stanford đang chịu án tù 110 năm vì chủ mưu trong vụ lừa đảo quốc tế lên tới 7 tỷ USD này.
3. Séan Quinn
Năm 2008, Séan Quinn nổi tiếng là người giàu nhất tại Ireland với tài sản ròng 6 tỷ USD. Năm 2007, Quinn đầu tư phần lớn tài sản của mình vào ngân hàng Anglo Irish. Ngân hàng này nổi tiếng với các khoản vay dành cho những ông trùm xây dựng tại Ireland. Chỉ trong vài tháng sau khi nhận khoản đầu tư lớn từ Quinn, ngân hàng này chịu thua lỗ nặng do bong bóng bất động sản nổ ra tại nước này.
Một năm sau đó, chính phủ Ireland quốc hữu hóa ngân hàng này để tránh sụp đổ thêm. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc khoản đầu tư 2,8 tỷ USD của Quinn cũng mất luôn. Ngân hàng mới, IRBC, đã tịch thu tài sản, quyền sở hữu của Quinn Group đối với các công ty, bao gồm tập đoàn Quinn, buộc ông ra khỏi ban quản trị và chỉ để lại cho gia đình ông dưới 15.000 USD trong 3 tài khoản ngân hàng.
4. Masayoshi Son
Tỷ phú người Nhật Masayoshi Son bị suy giảm số tiền khổng lồ lên tới 70 tỷ USD vì cổ phiếu nhưng vẫn là người giàu thứ 2 tại Nhật Bản. Năm 1981, Son, được mệnh danh là “Bill Gates của Nhật Bản”, thành lập Softbank, sau này trở thành tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Nhật. Trong cơn bùng nổ dotcom, Softbank từng được định giá 180 tỷ USD, và tài sản ròng của Son lên tới 78 tỷ USD. Nhưng sự suy thoái của ngành này khiến cổ phiếu của Softbank mất giá tới 98%. Việc này khiến Son mất phần lớn tài sản, với giá trị lớn nhất trong lịch sử. Không nản lòng, Son và Softbank sống dậy vài năm sau đó. Với việc mua lại Sprint, Softbank trở thành công ty điện thoại di động lớn thứ 3 tại Nhật, và Son cũng nhờ đó kiếm lại được số tài sản đã mất của mình.
5. Eike Batista
Tỷ phú Brazil Eike Batista từng một lần là người giàu thứ 8 trên thế giới. Ông thường khẳng định rằng sẽ có ngày ông trở thành người giàu nhất hành tinh. Tuy nhiên, ngày đó chưa đến thì khối tài sản 33 tỷ USD của ông đã bốc hơi trong vòng 16 tháng, khi OGX, công ty khai thác dầu mỏ của ông phá sản.
Khi còn giàu có, Basista đã cho xây dựng một siêu cảng, phía bắc Rio De Janerio, mua nhiều công ty vận tải, đóng các tàu chở dầu với dự đoán về sự phát triển mạnh mẽ của OCX trong lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, lượng dầu trong kho dự trữ của đã bị phóng đại và lời hứa của Batista với các nhà đầu tư chỉ là hão huyền. Bốn trong năm mỏ dầu của công ty đã bị bỏ hoang từ đó.
6. Yasumitsu Shigeta
Yasumitsu Shigeta, nhà sáng lập công ty viễn thông di động Hikari Tsushin, từng là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản lên tới 42 tỷ USD trong cuộc bùng bổ công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn bất ổn thị trường những năm 2000, tài sản của Shigeta dao động 5 tỷ USD mỗi ngày. Khi bong bóng công nghệ thông tin phát nổ, Shigeta mất 40 tỷ USD khi giá cổ phiếu Hikari Tsushin giảm mạnh. Tới năm 2009, cổ phần của ông trong công ty giảm xuống chỉ còn 600 triệu USD. Không nản lòng, Shigeta vực dậy Hikari Tsushin bằng việc mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực mới như bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ văn phòng. Việc mở rộng này cùng với kỹ năng kinh doanh hơn người, Hikari Tsushin đã sống dậy và phát triển mạnh mẽ.
7. Alberto Vilar
Năm 2001, Alberto Vilar mất phần lớn tài sản hàng tỷ USD của mình khi suy thoái công nghệ thông tin xảy ra. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhà đầu tư, cũng là một nhà từ thiện hào phóng này, đã bị kiện và kết tội lừa gạt khách hàng của mình nhiều triệu USD. Năm 2008, Vilar bắt đầu thụ án tù 9 năm vì tội lừa đảo tại nhà giam liên bang Mỹ.
8. Ingvar Kamprad
Nhà sáng lập công ty Ikea, Ingvar Kamprad, nổi tiếng là một người lập dị và cực kỳ tiết kiệm. Ông lái chiếc xe Volvo tới 20 năm, dùng lại túi trà nhúng và sử dụng nội thất IKEA cho ngôi nhà khiêm tốn của mình. Tài sản của Kampard từng có lúc lên tới 23 tỷ USD nhưng đã giảm đáng kể vào năm 2010. Lúc đó, ông sẵn sàng từ bỏ 17 tỷ USD sau khi các luật sư chứng minh được rằng, phần lớn tài sản của ông thuộc về tập đoàn (sở hữu IKEA) và không phải tài sản cá nhân.
9. Anil và Mukesh Ambani
Trong 10 năm sau cái chết của cha, anh em tỷ phú Anil và Mukesh Ambani không ngừng đấu đá nhau. Mukesh, người giàu nhất tại Ấn Độ, sở hữu công ty truyền thông khổng lồ Reliance Industries. Còn em trai Anil sở hữu Reliance Communications với 150 triệu thuê bao di động, hàng triệu km cáp quang và hàng nghìn tháp phát sóng di động. Năm 2013, hai anh em nhà Ambani tiến hành sáp nhập hai công ty, phá tan chiến tranh lạnh giữa hai người.
Trong vài phút sau khi thông báo trên được đưa ra, cổ phiếu của cả hai công ty lập tức tăng, nhưng điều đó không đủ để giúp họ khỏi lỗ hàng tỷ USD trong cơn khủng hoảng tiền mặt đồng rupee hồi tháng 5/2013. Trong vòng 4 tháng, Mukesh mất 5,6 tỷ USD còn Anil thiệt hại 1,3 tỷ USD. Hiện nay, đồng rupee đã ổn định và tài sản của hai anh em tỷ phú này cũng dần được khôi phục.