Căn cứ Nghị định 42/2023 của Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với 9 đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, các đối tượng này đã hưởng mức lương hưu được điều chỉnh, áp dụng từ 1/7/2023 đến trước 1/7/2024.
Sau ngày 1/7/2024, Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã quy định. Như vậy, với những người này, lương hưu tăng liên tiếp.
9 nhóm đối tượng được đề cập gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng; quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995.
Các nhóm đối tượng được đề cập nêu trên nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/1/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng dưới 3 triệu đồng/tháng.
Chờ văn bản quy định mức tăng cụ thể
Từ 1/7/2024, lương hưu sẽ được điều chỉnh cùng với cải cách tiền lương. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cụ thể thế nào thì phải chờ văn bản quy định của các cơ quan liên quan.
Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu từ 1/7, phân chia thành 3 nhóm.
Nhóm thứ nhất là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, lương hưu được điều chỉnh không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
Nhóm thứ 2 là những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước ngày 1/7.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Nhóm thứ 3 là những người nghỉ hưu trước năm 1995, Nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Một chuyên gia trong lĩnh vực lao động tiền lương cho biết, công chức, viên chức được điều chỉnh tăng lương bao nhiêu thì người về hưu cũng phải được điều chỉnh tăng tương xứng. Nếu tăng quá thấp, người về hưu sẽ bị thiệt do trượt giá tiêu dùng.
Theo vị chuyên gia này, cải cách tiền lương là quá trình tích luỹ của nhiều năm mà trong đó thế hệ trước tích lũy cho thế hệ bây giờ. Nguồn quỹ 560.000 tỷ đồng từ quỹ BHXH là quá trình tích lũy của thế hệ trước, nếu tăng lương không phù hợp thì không đảm bảo công bằng với người về hưu.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.