Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những trực thăng tấn công tốt nhất thế giới

AH-64D Apache của Mỹ có hệ thống cảm biến rất tối tân trong khi Cá sấu Ka-52 của Nga lại có khả năng mang tải trọng vũ khí khủng.

Mi-24
Mil Mi-24, NATO định danh HIND do nhà máy trực thăng Mil sản xuất và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1972. Nó là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân độc đáo và không có loại tương tự ở NATO.  Mi-24 có 2 cánh phụ bên hông với 3 điểm treo mỗi bên có khả năng mang theo tên lửa chống tăng, rocket không điều khiển tổng tải trọng vũ khí khoảng 2.400 kg. Ngoài ra, nó còn có 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm 4 nòng gắn ở mũi hoặc pháo 30 mm nòng kép gắn bên hông trái ở một số biến thể. Mi-24 đã tham gia rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới. Đặc biệt trong chiến tranh Liên Xô - Afghanistan, các phi công Liên Xô đã đặt cho nó biệt danh "Xe tăng bay" bởi khả năng mang vũ khí hạng nặng của nó. Không quân Việt Nam đã sử dụng biến thể Mi-24A tấn công các tiền đồn của quân Khmer đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1979. Ảnh: Airliners

Đội trực thăng Nga hùng mạnh bậc nhất thế giới

Không quân lục quân Nga sẽ sở hữu lực lượng trực thăng hùng mạnh bậc nhất thế giới với trên 1.000 chiếc các loại, như Mi-24, Mi-28N, Ka-52.

AH-2 Denel
AH-2 Rooivalk do công ty Denel Aviation, Nam Phi sản xuất. Nó chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011. Nguyên mẫu đầu tiên AH-2 cất cánh lần đầu vào năm 1990. Quá trình phát triển dự án gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật. Từ năm 1990-2007, chỉ 12 chiếc được sản xuất. Mãi đến tháng 03/2013, không quân Nam Phi mới nhận đủ 12 chiếc trong đó có 1 chiếc đã bị rơi trong thử nghiệm. AH-2 có 2 cánh phụ với 3 điểm treo mỗi bên có thể mang theo tên lửa chống tăng ZT-6, tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều khiển, trước mũi có 1 pháo 20 mm. Trực thăng tấn công AH-2 có tốc độ tối đa 309 km/h, tốc độ hành trình 278 km/h, phạm vi hoạt động 1.335 km với nhiên liệu tối đa. Ảnh: Airliners
Agusta A129 là trực thăng tấn công đầu tiên được sản xuất tại châu Âu
Agusta A129 là trực thăng tấn công đầu tiên được sản xuất tại châu Âu vào năm 1983. Nó mang trong mình nhiều đột phá về công nghệ, đơn cử như hệ thống quản lý bay tích hợp nhằm giảm gánh nặng cho phi công. A129 có 2 cánh với 2 điểm treo mỗi bên có thể mang theo 8 tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire hoặc BGM-71 TOW, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-92 Stinger hoặc Mistral. 1 pháo 20 mm 3 nòng phía trước mũi. Trực thăng này có tốc độ tối đa 278 km/h, tốc độ hành trình 229 km/h, tầm bay 1.000 km. Ảnh: Wikipedia
AH-1Z Viber
AH-1Z Viber là biến thể hiện đại nhất của AH-1, nó phát triển dựa trên AH-1W Super Cobra trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 2000. AH-1Z  có hệ thống điện tử hàng không hiện đại hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao. Mũi trực thăng được lắp bộ cảm biến tìm kiếm chỉ thị mục tiêu FLIR, nó chiếu lên mũ bay tích hợp của phi công cho phép tác chiến nhanh và chính xác. AH-1Z còn có hệ thống phòng vệ hồng ngoại giúp nâng cao khả năng sống sót trước các loại tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại. Nó có 2 cánh với 3 điểm treo mỗi bên có khả năng mang theo 8 tên lửa AGM-114 Hellfire cùng 2 thùng phóng rocket không điều khiển, 2 tên lửa AIM-9 ở đầu mút cánh, 1 pháo M197 20 mm 3 nòng lắp dưới hệ thống FLIR. AH-1Z đạt tốc độ tối đa 296 km/h, phạm vi hoạt động 685 km. Ảnh: Attack-helicopter
resources
EC-665 Tiger là một trực thăng tấn công nhanh nhẹ do công ty Eurocoper phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2003. Trực thăng này có buồng lái nhà kính hiện đại với 2 phi công ngồi trước và sau. Thân trực thăng chế tạo bằng 80% sọi carbon polymer có gia cố bằng sợi Kevlar, 11% nhôm và 6% titan. Cảm biến chính của trực thăng là hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu Osiris gắn phía trên buồng lái, biến thể sử dụng trong không quân Đức có thêm radar trên đỉnh rotor chính. Tiger có 2 cánh phụ với 2 điểm treo mỗi bên có thể mang tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, Spike-LR, Pard-3 LR hoặc HOT-3 hoặc thùng phóng rocket không điều kiển. Dưới mũi trực thăng có 1 pháo 30 mm. EC-665 có tốc độ tối đa 315 km/h, phạm vi hoạt động 1.300 km với thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: Resources
Mi-28N
Mi-28N "Thợ săn đêm" do công ty Mil Moscow phát triển từ cuối những năm 1980, đưa vào sử dụng trong không quân Nga từ năm 2009. Buồng lái Mi-28 bọc giáp tốt, có khả năng chịu được đạn 12,7-14,5 mm. Cảm biến chính gồm có hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu FLIR trước mũi, 1 radar bước sóng milimet gắn trên đỉnh rotor chính. Phi công được trang bị hệ thống hiển thị mũ bay tích hợp cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Mi-28 có 2 điểm treo vũ khí mỗi bên có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng Ataka-V cùng 2 thùng phóng rocket không điều khiển. Nó cũng có thể mang tên lửa phòng không tầm ngắn Igla-V hoặc R-73, 1 pháo 2A42 30 mm gắn dưới mũi. Mi-28 có tốc độ tối đa 324 km/h, tốc độ hành trình 265 km/h, bán kính chiến đấu 200 km. Ảnh: Airliners 

'Thợ săn đêm' Mi-28N sắp tấn công phiến quân Hồi giáo

Trực thăng tấn công Mi-28N được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh có biệt danh "Thợ săn đêm" và sẽ là công cụ đặc lực để khuất phục Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS.

Ka-52 là trực thăng tấn công hiện đại nhất không quân Nga do tập đoàn Kamov phát triển
Ka-52 Alligator là trực thăng tấn công hiện đại nhất không quân Nga do tập đoàn Kamov phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2008. Nó cùng với Mi-28N sẽ là nòng cốt cho lực lượng trực thăng tấn công của Nga. Ka-52 có thiết kế buồng lái với 2 phi công ngồi cạnh nhau. Buồng lái nhà kính hiện đại có 4 màn hình hiển thị đa chức năng, màn hình hiển thị HUD, hệ thống mũ bay tích hợp. Cảm biến chính của Ka-52 là radar bước sóng milimet FH-01 gắn trước mũi, hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu FLIR Samshit. Ka-52 có 6 điểm treo vũ khí hai bên hông với tổng tải trọng 2.000 kg. Alligator đạt tốc độ tối đa 370 km/h, tốc độ hành trình 260 km/h, phạm vi hoạt động 1.100 km với tối đa nhiên liệu. Ảnh: Imagesweb

'Cá sấu' Ka-52, trực thăng tấn công tốt nhất thế giới

Ka-52 Alligator với thiết kế cánh quạt đồng trục độc đáo, hỏa lực cực mạnh, cảm biến tiên tiến, khả năng cơ động cao xứng đáng là trực thăng tấn công tốt nhất thế giới.


AH-64D Apache là một trong những trực thăng tấn công dày dạn kinh nghiệm trận mạc nhất thế giới. Nó đi vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1986. Điểm nổi bật của AH-64D là hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại.  Cảm biến chính của nó là hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu TADS/PNVS, đây là hệ thống chỉ thị mục tiêu cho trực thăng tốt nhất thế giới. Ngoài ra, AH-64D còn có 1 radar bước sóng milimet ở trên đỉnh rotor chính. Trực thăng này có 2 điểm treo vũ khí mỗi bên có khả năng mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire. Nó cũng có thể trang bị hỗn hợp rocket không điều khiển hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn, 1 pháo 30 mm dưới mũi. Trong chiến tranh Iraq năm 2003, AH-64D đã cho thấy sức mạnh vượt trội của mình khi góp phần đánh bại lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq. Ảnh: Wikipedia

 

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm