Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những triệu phú nông dân khởi nghiệp từ nghèo khó

Từ 2 bàn tay trắng, những người nông dân chân chất dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách… này đã gặt hái được thành công, với tài sản hiện tại hàng tỷ đồng.

Anh nông dân thành “vua bơ” từ 2 bàn tay trắng Sinh ra trong một gia đình nghèo có 11 anh chị em ở Diễn Châu, Nghệ An, năm 16 tuổi, anh Trịnh Xuân Mười (1974) quyết định trốn nhà vào Nam mưu sinh với quyết tâm thoát nghèo. Trải qua biết bao nghề từ ăn xin, làm thuê cho đến phụ xe, anh gom góp tiền mua được chiếc xe đạp để đi buôn và bắt đầu có duyên với cây bơ từ đó. Ảnh: NVCC.

Thành “vua bơ” từ 2 bàn tay trắng

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 11 anh chị em ở Diễn Châu, Nghệ An, năm 16 tuổi, anh Trịnh Xuân Mười (1974) quyết định trốn nhà vào Nam mưu sinh với quyết tâm thoát nghèo. Trải qua biết bao nghề từ ăn xin, làm thuê cho đến phụ xe, anh gom góp tiền mua được chiếc xe đạp để đi buôn và bắt đầu có duyên với cây bơ từ đó. Ảnh: NVCC.

Từ việc buôn bán trái bơ cho đến thử nghiệm trồng và cho ra giống tốt, sau 20 năm nơi đất khách quê người, anh Mười khiến nhiều người quê xứ Nghệ bất ngờ bởi khối tài sản khổng lồ 400 cây bơ sản lượng,10 vạn cây giống cho doanh thu lên đến <abbr class=6 tỷ đồng/năm. Thậm chí, người Tây Nguyên còn yêu mến và tôn vinh anh Trịnh Xuân Mười là " />

Từ việc buôn bán trái bơ cho đến thử nghiệm trồng và cho ra giống tốt, sau 20 năm nơi đất khách quê người, anh Mười khiến nhiều người quê xứ Nghệ bất ngờ bởi khối tài sản khổng lồ là 400 cây bơ cho thu hoạch,10 vạn cây giống với  doanh thu lên đến 6 tỷ đồng/năm. Thậm chí, người Tây Nguyên còn yêu mến và tôn vinh anh Trịnh Xuân Mười là "vua" bơ. Ảnh: Tiền Phong.

Xem thêm: "Vua bơ" đất Tây Nguyên kiếm tiền tỷ từ tay trắng

Người đàn bà kiếm tiền tỷ từ lá tre vứt đi Chỉ học hết bổ túc lớp 3, viết chữ chưa thành thạo nhưng bà Đặng Thị Triệu (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được nhiều người trong làng nhắc đến với cái tên “tỷ phú lá tre”. Ảnh: Ngọc Lan.

Kiếm tiền tỷ từ lá tre vứt đi

Chỉ học hết bổ túc lớp 3, viết chữ chưa thành thạo nhưng bà Đặng Thị Triệu (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được nhiều người trong làng nhắc đến với cái tên “tỷ phú lá tre”. Ảnh: Ngọc Lan.

Nhữn năm 1990, mặc dù “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, nhưng bà Triệu vẫn quyết đi vay vốn ngân hàng và dồn hết tiền để thu mua lá tre trong rừng. Vượt qua những lời dị nghị, trách móc của hàng xóm và người thân, cuối cùng, bà Triệu cũng bắt mối và lấy được lòng tin của chủ thu mua ở Đài Loan. Đến nay, mỗi vụ, bà cho xuất đi 100 - 200 tấn lá tre sang nước ngoài, doanh thu lên đến <abbr class=2 tỷ đồng/năm. Ảnh: Ngọc Lan." />

Nhữn năm 1990, mặc dù “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, nhưng bà Triệu vẫn quyết đi vay vốn ngân hàng và dồn hết tiền để thu mua lá tre trong rừng. Vượt qua những lời dị nghị, trách móc của hàng xóm và người thân, cuối cùng, bà Triệu cũng bắt mối và lấy được lòng tin của chủ thu mua ở Đài Loan. Đến nay, mỗi vụ bà cho xuất đi 100 - 200 tấn lá tre sang nước ngoài, doanh thu lên đến 2 tỷ đồng/năm. Ảnh: Ngọc Lan.

Xem thêm: Người phụ nữ làm giàu nhờ nhặt lá tre ở trên rừng

“Bà mụ” cua đinh ở miền Tây  Hạnh phúc không được trọn vẹn khi ly hôn chồng, năm 30 tuổi, bà Trịnh Thị Nguyệt ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thử thách với nhiều nghề như mua bán, cắt lúa, làm rẫy cho đến nuôi trăn, ba ba….để nuôi con. Sau cùng, bà mạo hiểm chăn nuôi cua đinh và rất thành công. Bà Nguyệt còn được mệnh danh là

“Bà mụ” cua đinh ở miền Tây

Hạnh phúc không được trọn vẹn, năm 30 tuổi, bà Trịnh Thị Nguyệt ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thử thách với nhiều nghề như mua bán, cắt lúa, làm rẫy cho đến nuôi trăn, ba ba….để nuôi con. Bà mạo hiểm nuôi cua đinh và đã thành công. Bà Nguyệt còn được mệnh danh là "bà mụ" cua đinh mát tay bậc nhất miền Tây. Ảnh: Ngọc Trinh.

Hiện nay, bà đang sở hữu hơn 50 bể nuôi và 4 hồ lớn với diện tích chăn nuôi trên 2.700 m2, cho doanh thu trên <abbr class=2 tỷ đồng/năm. Bà Nguyệt là người tiên phong mở đường cho phong trào nuôi cua đinh, giúp bà con nông dân có con giống để phát triển thêm một mô hình chăn nuôi mới, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Ngọc Trinh. " />

Hiện nay, bà đang sở hữu hơn 50 bể nuôi và 4 hồ lớn với diện tích nuôi trên 2.700 m2, cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm. Bà Nguyệt là người tiên phong mở đường cho phong trào nuôi cua đinh, giúp bà con nông dân có con giống để phát triển thêm một mô hình chăn nuôi mới, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Ngọc Trinh.

Xem thêm: Bà mụ cua đinh ở miền Tây làm giàu như thế nào?

Từ trẻ mồ côi thành tỷ phú thanh long Sinh ra nơi vùng quê thuộc xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chàng trai mồ côi Bùi Ngọc Lê khiến nhiều người nể phục với thu nhập hàng năm lên đến tiền tỷ từ việc trồng thanh long. Anh cho biết, để đạt được thành công như hiện tại anh cũng từng trải quả nhiều cuộc bể dâu. Ảnh: Thời Báo Ngân hàng.

Từ trẻ mồ côi thành tỷ phú thanh long

Sinh ra nơi vùng quê thuộc xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chàng trai mồ côi Bùi Ngọc Lê khiến nhiều người nể phục với thu nhập hàng năm lên đến tiền tỷ từ việc trồng thanh long. Anh cho biết, để đạt được thành công như hiện tại anh cũng từng trải quả nhiều cuộc bể dâu. Ảnh: Thời Báo Ngân hàng.

Năm 1994, vụ cháy rừng ở khu vực đã thiêu rụi rẫy 200 trụ thanh long đang chuẩn bị ra trái khiến anh thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì và không ngừng cố gắng, hiện tại rẫy thanh long của anh Lê đã lên đến 10.000 trụ. Trừ đi 60% chi phí đầu tư các loại, hiện hàng năm anh đã có dư trên <abbr class=1,5 tỷ đồng. Ảnh: dalat.gov. " />

Năm 1994, vụ cháy rừng ở khu vực đã thiêu rụi rẫy 200 trụ thanh long đang chuẩn bị ra trái khiến anh thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì và không ngừng cố gắng, hiện tại rẫy thanh long của anh Lê đã lên đến 10.000 trụ. Trừ đi 60% chi phí đầu tư các loại, hiện hàng năm anh đã có dư trên 1,5 tỷ đồng.

Xem thêm: Tỷ phú thanh long xuất thân từ mồ côi

“Nữ tướng” chanh không hạt  Trải qua nhiều nghề như trồng mía, sơ ri, làm lò nấu đường thủ công…bà Bùi Thị Ba (Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) chuyển sang nuôi gà, vịt nhưng do bệnh dịch nên thua lỗ đến 300 triệu đồng. Tưởng chừng phải bán đất trả nợ, dứt luôn với nghề nông thì bà bắt đầu thử nghiệm trồng chanh không hạt. Ảnh: Dân Việt.

“Nữ tướng” chanh không hạt

Trải qua nhiều nghề như trồng mía, sơ ri, làm lò nấu đường thủ công…bà Bùi Thị Ba (Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) chuyển sang nuôi gà, vịt, nhưng do bệnh dịch nên thua lỗ đến 300 triệu đồng. Tưởng chừng phải bán đất trả nợ, dứt luôn với nghề nông thì bà bắt đầu thử nghiệm trồng chanh không hạt. Ảnh: Dân Việt.

Sau nhiều lần rớt nước mắt vì thất bại, cuối cùng, bà Ba cũng trồng và tiêu thụ thành công. Bà có tiền dư mua đất, xây xưởng sơ chế. Hiện tại, mỗi tuần bà cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50 tấn chanh không hạt và khoảng 100 tấn cho xuất khẩu, mùa cao điểm có thể xuất đi 20 tấn/ngày, cho thu lời đến <abbr class=1,5 tỷ đồng mỗi tháng. Ảnh: Vietnamplus." />

Sau nhiều lần rớt nước mắt vì thất bại, cuối cùng, bà Ba cũng trồng và tiêu thụ thành công. Bà có tiền dư mua đất, xây xưởng sơ chế. Hiện tại, mỗi tuần bà cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50 tấn chanh không hạt và khoảng 100 tấn cho xuất khẩu, mùa cao điểm có thể xuất đi 20 tấn/ngày, cho thu lời đến 1,5 tỷ đồng mỗi tháng. Ảnh: Vietnamplus.

Xem thêm: Nữ tướng chanh không hạt ở miền Tây

Người chăn trâu thuê trở thành “tỷ phú” Theo nghiệp cha, anh nông dân nghèo Đoàn Văn Liêm (Giang Thành, Kiên Giang) làm nghề chăn trâu mướn và kéo cày thuê từ nhỏ cho đến khi lập gia đình. Sau một thời gian tích góp được chút vốn nhỏ, vợ chồng anh còn không dám sinh con để tậu trâu về  nuôi.  Thậm chí, anh còn đi khắp vùng ĐBSCL, sang Campuchia mua trâu về nuôi. Ảnh: Ngọc Trinh.

Người chăn trâu thuê trở thành “tỷ phú”

Theo nghiệp cha, anh nông dân nghèo Đoàn Văn Liêm (Giang Thành, Kiên Giang) làm nghề chăn trâu mướn và kéo cày thuê từ nhỏ cho đến khi lập gia đình. Sau một thời gian tích góp được chút vốn nhỏ, vợ chồng anh còn không dám sinh con để tậu trâu về nuôi. Thậm chí, anh còn đi khắp vùng ĐBSCL, sang Campuchia mua trâu về nuôi. Ảnh: Ngọc Trinh.

Nhờ chịu khó, chắt chiu, đến nay, vợ chồng anh đã có trong tay trên 50 con trâu, 15 con nghé và 50 con bò, trong đó có 10 cặp trâu xịn chuyên đi cày, kéo thuê. Trung bình, một năm anh Liêm xuất chuồng bán trâu một lần, trừ hết chi phí phần lãi còn trên 550 triệu đồng, chưa kể tiền cho thuê trâu, bò làm sức kéo. Ảnh: Ngọc Trinh.

Nhờ chịu khó, chắt chiu, đến nay, vợ chồng anh đã có trong tay trên 50 con trâu, 15 con nghé và 50 con bò, trong đó có 10 cặp trâu xịn chuyên đi cày, kéo thuê. Trung bình, một năm anh Liêm xuất chuồng bán trâu một lần, trừ hết chi phí phần lãi còn trên 550 triệu đồng, chưa kể tiền cho thuê trâu, bò làm sức kéo. Ảnh: Ngọc Trinh.

Xem thêm: Người chăn trâu thuê trở thành tỷ phú

Thả 100 triệu con sò huyết, nuôi còn 15 triệu con, lời 4 tỷ

Sau hơn 20 năm đưa con sò huyết về sông nước duyên hải Cần Giờ (TP.HCM), lão nông Năm Trầm (Ngô Văn Trầm, ấp Thái Bửu, xã Lý Nhơn) có thu nhập hàng tỷ đồng từ 40 ha sò huyết.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm