Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình ảnh nông dân mất mùa gây xúc động trong năm 2014

Người trồng dưa hấu khóc ròng trên ruộng, thanh long, cà chua đổ cho bò ăn, chưa Tết phật thủ chín đỏ vườn... là những hình ảnh không thể quên trong một năm mất mùa của nông dân.

1. Người nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối Khoảng cuối tháng 4/2014, hình ảnh người nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối khiến độc giả không kìm nổi xúc động. Đó là vụ dưa hấu Xuân  - Hè ở Thới Lai, Cần Thơ, đang phát triển bình thường và hi vọng cho thu nhập cao thì cơn mưa lớn bất ngờ ập xuống khiến những ruộng dưa bị hư hại hoàn toàn. Ảnh: Ngọc Trinh.

1. Người nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối

Khoảng cuối tháng 4/2014, hình ảnh người nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối khiến độc giả không kìm nổi xúc động. Vụ dưa hấu Xuân - Hè ở Thới Lai, Cần Thơ trong thời điểm đchuẩn bị thu hoạch thì cơn mưa sớm bất ngờ ập xuống khiến những ruộng dưa ở đây bị hư hại hoàn toàn. Ảnh: Ngọc Trinh.

Nhiều nông dân sững sờ với hàng đống trái thối nằm la liệt trên đồng. Ông Bùi Khánh Đãng nước mắt tuôn giữa ruộng khi 1,5 ha dưa sắp thu hoạch gần như mất trắng. Cùng nỗi buồn, ông Bùi Thanh Nhàn trồng mất trắng 5,5 công dưa giống Bảo Long xoát xa: “Còn 2 ngày nữa thương lái sẽ vào thu hoạch, khi gặp mưa thương lái

Nhiều nông dân sững sờ với hàng đống trái thối nằm la liệt trên đồng. Ông Bùi Khánh Đãng nước mắt tuôn giữa ruộng khi 1,5 ha dưa sắp thu hoạch gần như mất trắng. Cùng nỗi buồn, ông Bùi Thanh Nhàn cũng mất trắng 5,5 công dưa giống Bảo Long xót  xa chia sẻ: “Còn 2 ngày nữa thương lái vào thu hoạch, nhưng khi gặp mưa  họ đã 'bỏ của chạy lấy người'. Tôi phải thuê người chọn cắt những trái còn nguyên đem đi bán ở chợ nổi, nhưng giá 2.500 đồng/kg mà người ta cũng chỉ chọn được phân nửa. Gần 3 tấn dưa còn lại đành đổ xuống sông Hậu". Ảnh: Ngọc Trinh.

Xem thêm:  Nông dân miền Tây khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối

2. Thanh long được mùa, mất giá thảm Đầu tháng 8/2014, trong bài đăng trên báo Tuổi Trẻ, hình ảnh những quả thanh long chất đống ngoài đường, thậm chí đem đổ bỏ ngoài bìa ruộng cho gia súc ăn cũng phản ánh hiện trạng được mùa, mất giá thảm của nông dân Nam Bộ. Ảnh: Tuổi Trẻ.

2. Thanh long được mùa, mất giá thảm

Đầu tháng 8/2014, trong bài đăng trên báo Tuổi Trẻ, hình ảnh thanh long chất đống ngoài đường, thậm chí đem đổ bỏ ngoài bìa ruộng cho gia súc ăn, đã phản ánh hiện trạng được mùa, mất giá thảm của loại trái cây này khi vào chính vụ ở Nam Bộ. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Mặc dù còn 1 – 2 đợt thu trái nữa, nhưng giá xuống thê thảm khiến nông dân không còn khí thế để rồng trọt. Dọc QL1 thuộc huyện Hàm Thuận Nam , tỉnh Bình Thuận, trái thanh long bị các chủ vựa, nhà vườn đổ bỏ từng đống bởi không bán được. Giá mỗi kg thanh long bán tại vườn chưa đến 1.000 đồng, trong khi đó, nhiều thương lái cũng ngậm ngủi khi phải bán 3.000 đồng/kg và không quên kèm theo câu cân đủ để thu hút người mua. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Thời điểm này, dọc QL1 thuộc huyện Hàm Thuận Nam , tỉnh Bình Thuận, trái thanh long bị các chủ vựa, nhà vườn đổ bỏ từng đống bởi không bán được. Giá mỗi kg thanh long bán tại vườn chưa đến 1.000 đồng, trong khi đó, nhiều thương lái cũng ngậm ngùi khi phải bán thanh long chọn với giá 3.000 đồng/kg. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Xem thêm: Thanh long đổ đầy đường cho bò ăn

4. Bí ngô mất mùa  Cuối năm, Chưa bao giờ người trồng bí ngô ở xã Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa lại lâm vào cảnh khốn khổ như năm nay. Mất mùa, năng suất giảm 20%, mất giá chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái… số phận những trái bí ngô phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Ảnh: Clip VTV.

4. Bí ngô mất mùa

Chưa bao giờ người trồng bí ngô ở xã Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa lại lâm vào cảnh khốn khổ như những ngày cuối năm nay. Mất mùa, năng suất giảm 20%, mất giá chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái… số phận những trái bí ngô phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Trong hình, bí đỏ héo, thối vì chờ thương lái thu mua. Ảnh: VTV.

Theo VTV, Những trái bí ngô chất hàng đống trên đường, bán giá từ 500 cho đến 1.000 đồng. Sự trễ hẹn của thương lái khiến lượng lớn bí ngô bị héo, hỏng, phải đổ cả cho bò ăn. Những trái bí ngô cũng như số phận người nông dân, chỉ biết trông chờ vào may rủi và thái độ của thương lái. Điệp khúc mất mùa, mất giá vì thế cứ nối dài từ vụ này sang vụ khác. Ảnh: Clip VTV.

Theo VTV, những trái bí ngô chất hàng đống trên đường, chỉ bán từ 500 cho đến 1.000 đồng/trái. Sự trễ hẹn của thương lái khiến lượng lớn bí ngô bị héo, hỏng, phải đổ cả cho bò ăn. Điệp khúc mất mùa, mất giá cứ nối dài từ vụ này sang vụ khác. Ảnh: VTV.

Xem thêm: Người trồng bí ngô lâm cảnh mất mùa, mất giá

5. 500 - 1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng đổ cho bò ăn Trong năm nay, nông dân trồng cà chua ở Lâm Đồng đắng lòng khi đã lần thứ 3 liên tiếp rớt giá thê thảm, chỉ dao động từ 500 - 1.500 đồng/kg. Tại huyện Đơn Dương, vùng trồng cà chua lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 3.000 ha, người dân đang phải đem cà chua đổ bỏ cho bò, heo ăn thay bữa vì thương lái trả giá rẻ không đủ tiền thuê nhân công.  Ảnh: Hải Đường.

5. 500 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng đổ cho bò ăn

Trong năm nay, nông dân trồng cà chua ở Lâm Đồng quặn lòng khi  lần thứ 3 liên tiếp cà chua rớt giá thê thảm, chỉ dao động từ 500 - 1.500 đồng/kg. Nhiều hộ dân bấm bụng ra tìm vựa chào bán giá 700 -1.000 đồng/kg cà chua nhưng thương lái vẫn lắc đầu từ chối. Thậm chí một số địa điểm cách xa vựa thu mua 15-30km, giá cà chua mua tại vườn chỉ còn 300-500 đồng/kg. Tại các con đường vào xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, một số nơi người dân đổ bỏ cà chua giữa đường để mặc xe cộ qua lại cán nát bét. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Nhiều hộ dân bấm bụng ra tìm vựa chào bán giá 700 -1.000 đồng/kg cà chua nhưng thương lái vẫn lắc đầu từ chối. Thậm chí một số địa điểm cách xa vựa thu mua khoảng 15-30km, giá cà chua mua tại vườn chỉ còn 300-500 đồng/ kg do chi phí vận chuyển cao. Tại các con đường vào xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, một số nơi người dân đổ bỏ cà chua giữa đường để mặc xe cộ qua lại cán nát bét - Ảnh: C.Thành

Tại huyện Đơn Dương, vùng trồng cà chua lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 3.000 ha, người dân liên tục phải đem cà chua đổ bỏ cho bò, heo ăn, vì cà bán không đủ tiền thuê nhân công hái. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam.

 Xem thêm: 1.000 đồng/kg, người nông dân Lâm Đồng lại đổ cà chua cho bò ăn

5. Gần Tết, quất chục triệu chết la liệt Khi Tết dương cận kề, người dân làng Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) như ngồi trên đống lửa khi hàng nghìn cây quất thế cổ thụ đến thời kỳ quả to vàng bỗng dưng chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Đường vào làng quất Tứ Liên chất đầy cây quất khô, quả rụng vàng rực các gốc cây. Ảnh: Dân Việt.

5. Gần Tết, quất chục triệu chết la liệt

Gần cuối tháng 12, người dân làng Tứ Liêm (Tây Hồ, Hà Nội) như ngồi trên đống lửa khi hàng nghìn cây quất thế cổ thụ đến thời kỳ quả to vàng bỗng dưng chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Đường vào làng quất Tứ Liên chất đầy cây quất khô, quả rụng vàng rực các gốc cây. Ảnh: Dân Việt.

Theo Dân Việt đưa tin, hình ảnh quất héo xếp thành từng đống đã quá quen mắt với người qua lại 2 tháng này. Theo ước tính của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Tứ Liên, số lượng quất chết cũng lên tới 50 % diện tích trồng. 20 năm làm nghề trồng quất, ông Nguyễn Văn Chính (50 tuổi, Tứ Liên) cho biết: “Tôi chưa từng thấy năm nào cây chết nhiều như năm nay. Gia đình tôi có khoảng 800 gốc thì 100 gốc đã hỏng và chặt bỏ, 300 gốc còn lại phải ngắt hết quả để cứu cây”. Ảnh: Dân Việt.

Theo Dân Việt đưa tin, hình ảnh quất héo xếp thành từng đống đã quá quen mắt với người qua lại 2 tháng này. Theo ước tính của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Tứ Liên, số lượng quất chết cũng lên tới 50% diện tích trồng. 20 năm làm nghề trồng quất, ông Nguyễn Văn Chính (50 tuổi, Tứ Liên) cho biết: “Tôi chưa từng thấy năm nào cây chết nhiều như năm nay. Gia đình tôi có khoảng 800 gốc thì 100 gốc đã hỏng và chặt bỏ, 300 gốc còn lại phải ngắt hết quả để cứu cây”. Ảnh: Dân Việt.

Xem thêm: Gần Tết, quất Tứ Liên chết hàng loạt vì thối rễ

4. Năm nhuận, phật thủ, cam canh mất mùa Do năm nhuận và thời tiết thay đổi thất thường nên nhiều vườn phật thủ ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) cho thu hoạch quả sớm, nhiều gia đình thu thiệt đến tiền tỷ. Theo người dân phản ảnh, hầu hết các nhà vườn tính sai lịch và không lường trước được thời tiết nên còn 2 tháng nữa mới đến Tết mà gần như các vườn quả đã chín vàng và bị nám vì sương muối. Ảnh: Ngọc Lan.

4. Năm nhuận, nông dân trồng phật thủ mất tiền tỷ

Do năm nhuận và thời tiết thay đổi thất thường nên nhiều vườn phật thủ ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) năm nay cho thu hoạch quả trước Tết đến 2 tháng, nhiều gia đình thiệt hại đến tiền tỷ. Theo người dân phản ảnh, hầu hết các nhà vườn tính sai lịch và không lường trước được thời tiết nên thời điểm này, nhiều vườn quả đã chín vàng và bị nám vì sương muối. Ảnh: Ngọc Lan.

Anh Nguyễn Quang Kim, chủ vườn phật thủ tại Đắc Sở buồn bã chia sẻ, so với năm trước, 2 mẫu phật thủ của anh năm nay mất đến gần <abbr class=1 tỷ đồng. Hiện giá bán phật thủ trước Tết chỉ 50.000 – 75.000 đồng/quả, bằng ½ - 1/3 lần giá bán trong Tết. Tuy nhiên, anh Kim vẫn thu được về số vốn đầu tư ban đầu và dư thêm một khoản đề phục vụ cho mùa năm sau. Ảnh: Ngọc Lan. " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uobunia/2014_12_31/12_zing_1.jpg" />

Anh Nguyễn Quang Kim, chủ vườn phật thủ tại Đắc Sở buồn bã chia sẻ, so với năm trước, 2 mẫu phật thủ của anh năm nay mất đến gần 1 tỷ đồng. Hiện giá bán phật thủ trước Tết chỉ 50.000 – 75.000 đồng/quả, bằng ½ - 1/3 lần giá bán trong Tết.  Ảnh: Ngọc Lan.

Xem thêm: Người trồng phật thủ chưng Tết mất tiền tỷ vì quả chín sớm

Mía 500 đồng/kg, dân miền Tây phá rào trồng lúa, nuôi tôm

Giá mía năm nay đang giảm tới đáy, chỉ còn 500 đồng/kg khiến người dân trồng trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau khóc ròng, lỗ trắng tay.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm