Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tiểu thuyết viết bằng thư ấn tượng bậc nhất

Việc tạo ra một câu chuyện tình yêu ly kỳ, cảm động từ những lá thư không còn là quá xa lạ với các nhà văn nổi tiếng và đã có nhiều tác phẩm rất thành công với thể loại này.

Gut gagen Nordwind: Khởi đầu bằng một tình huống gửi nhầm thư, câu chuyện của Gut gagen Nordwind (Cưỡng cơn gió bấc) sau đó trở nên hấp dẫn đến mức khiến nó trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của Daniel Glattauer. 
Nhà văn người Áo này đã vận dụng ngòi bút của mình một cách khá tinh tế, điêu luyện để hóa thân thành hai nhân vật với hai số phận khác nhau, nơi ở khác nhau, cuộc sống khác nhau, cá tính khác nhau…Xuyên suốt từ đầu đến cuối là những trao đổi qua e-mail có lúc mặn nồng, có khi hờ hừng, nhưng có một tính chất không thể phủ định được đó chính là sự cuốn hút. 
Alle sieben Wellen: Là phần 2 của Gut gagen Nordwind, Alle sieben Wellen (Con sóng thứ 7) không mang cảm giác đùa giỡn, bay bổng như phần đầu mà có phần già dặn, nhiều cảm xúc hơn. Tác phẩm này vẫn có những nhân vật chính như phần trước và vẫn giữ phong cách kể chuyện bằng những lá thư gửi đi gửi lại. 
Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, Alle sieben Wellen thậm chí còn xúc động và thú vị hơn phần trước nhờ những tình huống bi kịch, đáng thương mà tác giả tạo ra cho nhân vật của mình. Cùng với Gut gagen NordwindAlle sieben Wellen chỉ sau vài tháng phát hành đã được bình chọn là một trong những tiểu thuyết viết bằng thư hay nhất thế giới.
Loneliness On The NetDù không hoàn toàn được viết bằng thư nhưng Loneliness On The Net (Cô đơn trên mạng) của nhà văn Janusz Leon Wiśniewski cũng có những trường đoạn trao đổi email giữa hai nhân vật chính một cách vô cùng lãng mạn và say đắm. Lấy bối cảnh trong thập niên 1990, thời Internet chưa phát triển, câu chuyện của Loneliness On The Net rất độc đáo với nhiều yếu tố khác xa ở thời hiện đại. 
Bên cạnh việc khắc họa cảm xúc, mối tương quan hai chiều giữa các nhân vật với nhau thông qua những lá thư, tác phẩm này còn mang họ đến với nhau ngoài đời như một phần tưởng thưởng dành cho những khán giả chịu khó theo dõi đến hết câu chuyện. Chất say mê, văn phong cuồng nhiệt cùng lối hành văn hoa mỹ của Janusz Leon Wiśniewski đã giúp Loneliness On The Net trở thành quyển sách best seller của Ba Lan trong nhiều năm liền. 
Iarta-ma! Ajuta-ma!Frédéric Beigbeder vốn nổi tiếng là một anh chàng nhà văn tinh nghịch thích viết châm biếm theo phong cách hận đời, tuy nhiên, những yếu tố đó trong Iarta-ma! Ajuta-ma! (Cứu với, xin tha thứ) lại bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn đến lạ. 
Quyển sách này là lời tự sự, hay cũng có thể được xem như một lá thư của một nhân vật có tên Octave gửi cho một vị cha xứ. Anh chàng này vốn làm nghề "săn người mẫu" tại Nga, và một cuộc đời tiếp xúc với toàn người đẹp đã mang đến cho anh ta những trải nghiệm vô cùng thú vị, có một không hai. Forgive me!... Help me!... dù không phải là tác phẩm kinh điển trong sự nghiệp của Frédéric Beigbeder nhưng lại là một quyển sách rất độc đáo và thú vị mà tất cả chúng ta đều không nên bỏ qua. 
The Perks of Being a WallflowerĐây là quyển sách về tuổi trẻ rất nổi tiếng của nhà văn Stephen Chbosky, phát hành năm 1999. Năm 2012, nó từng được chuyển thể thành điện ảnh và cũng gặt hái khá nhiều lời khen từ giới phê bình. 
Nội dung của The Perks of Being a Wallflower (Điệu vũ bên lề) được kể thông qua góc nhìn của một cậu bé 15 tuổi vừa bước vào một ngôi trường trung học. Toàn bộ quyển sách là những lá thư mà Charlie gửi cho một người bạn tưởng tượng, để kể về cuộc sống, tình yêu, bạo lực và cả tình dục trong cuộc sống của cậu. Lối hành văn bằng viết thư đã cho phép nhân vật chính thoải mái trải hết lòng mình, mang lại sự thấu hiểu sâu sắc và cao độ nhất ở khán giả, để từ đó tạo nên thành công của toàn bộ tác phẩm. 

Tuyết Tùng

Bạn có thể quan tâm