Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tiết lễ truyền thống của người Việt hàng năm

Có những tiết khí bắt đầu là cơ hội cho những ngày lễ, hoặc được gọi hẳn là ngày Tết như tiết Thanh Minh.

Thời tiết đổi thay, từ nóng chuyển sang lạnh qua mùa mát, rồi từ lạnh chuyển sang nóng qua mùa ấm, khi mưa nhiều, khi nắng gắt, khi gió mạnh, khi sương mù.

Để phân biệt thời tiết từ tháng này qua tháng khác, từ tuần nọ sang tuần kia, người xưa phân biệt một năm làm hai mươi bốn tiết, những tiết này gọi là nhị thập tứ khí.

Có những tiết khí bắt đầu là cơ hội cho những ngày lễ, hoặc được gọi hẳn là ngày Tết như tiết Thanh Minh.

Những ngày lễ và ngày Tết này đều nằm trong lễ tiết của ta, cùng với nhiều lễ, nhiều Tết khác. Mỗi Tết, mỗi lễ có một nguồn gốc riêng, và tết lễ nào cũng đánh dấu một cái gì trong năm, hoặc kỷ niệm một việc gì của dân tộc. Trong những ngày tết lễ này, ta có cúng lễ, có khi là toàn quốc, có khi là riêng một địa phương, có khi lễ do Triều đình, có khi lễ do toàn dân cử hành.

Nep cu anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Lê Minh/Pexels.

Những lễ tiết này phản ảnh một phần nào phong tục của dân ta và nói lên một khía cạnh của dân tộc tính của ta, đồng thời chứng tỏ trình độ văn minh, văn hóa qua những tục lệ cổ truyền do tổ tiên ta để lại và những tiết lễ đã nằm trong phần tín ngưỡng của dân ta. Tìm hiểu tín ngưỡng Việt Nam, chúng ta cần tìm những tiết lễ này:

Tết Nguyên Đán - Tết đầu năm.

Lễ Động thổ - lễ cúng Thổ thần xin phép động đất cho năm mới.

Lễ Khai hạ - ngày mồng 7 tháng Giêng. Sau lễ này là hết Tết mọi hoạt động bình thường trở lại.

Lễ Thượng Nguyên - ngày lễ Phật, vào rằm tháng Giêng.

Lễ hạ điền - còn gọi là Tịch điền, lễ cấy lúa vào một ngày đầu

năm.

Tế Thần Nông - cử hành vào ngày Lập Xuân để tế vua Thần Nông.

Xuân tế - buổi tế đầu năm vào ngày Đinh đầu tháng hai.

Lễ Khai Ấn - lễ khai dụng ấn tín trong dịp năm mới, thường

cử hành vào ngày Khai hạ.

Tết hàn Thực - mồng 3 tháng ba.

Tết Thanh Minh - 15 ngày sau tiết Xuân phân, có lệ tảo mộ.

Lễ Kỳ An - đầu mùa hè, cùng gọi là lễ cầu an.

Tết Đoan Ngọ - mồng 5 tháng năm, có tục giết sâu bọ.

Lễ Thất Tịch - mồng 7 tháng bảy, còn gọi là lễ Ngâu.

Lễ Trung Nguyên - xá tội vong nhân, rằm tháng bảy.

Thu tế - buổi tế mùa thu, ngày Đinh đầu tháng tám.

Lễ Thượng Điền - vào dịp lúa đã chín.

Tết Trung Thu - tết của trẻ em, rằm tháng tám.

Lễ Trùng Cửu - mồng 9 tháng chín.

Lễ Trùng Thập - mồng 10 tháng mười.

Lạp tiết - mồng 2 tháng Chạp, buổi cúng lễ cuối cùng của năm.

Tết Táo quân - 23 tháng Chạp.

Lễ Trừ Tịch - cử hành lúc Giao thừa, đón năm mới, tiễn năm cũ.

Toan Ánh/ NXB Trẻ

SÁCH HAY