1. Wal-Mart Năm 2005, Wal-Mart thuê Lippincott xây dựng lại hình ảnh thương hiệu với mong muốn logo phản ánh đúng tầm cỡ của một tập đoàn bán lẻ lớn, bao gồm những sản phẩm giá rẻ và chất lượng tốt. Quá trình thay đổi logo bắt đầu và được hoàn thành vào năm 2008. Đầu tiên màu xanh nước biển được giữ lại nhưng với tông nhạt hơn, gợi lên sự thời thượng và tính đáng tin cậy. Góc nhọn ở những chữ cái cũ được thay bằng phông chữ mềm mại hơn. Cuối cùng, một biểu tượng hình dấu hoa thị được đặt phía bên phải với ý nghĩ như “bóng đèn bùng nổ trong đầu của người xem”, một phép ẩn dụ cho việc khách hàng của Wal-Mart thật thông minh khi tận dụng cơ hội mua được những sản phẩm chất lượng mà hợp túi tiền. Thêm vào đó, sắc vàng tượng trưng cho niềm hy vọng, sự sang trọng nhưng không quá chói lọi. |
2. eBay Năm 2012, eBay về cơ bản gặp phải khó khăn trái ngược với Wal-Mart: Công ty này muốn phát triển hơn, nhưng logo đầy sự vui vẻ cá tính của họ dường như đang cản bước tham vọng đó. Mathews, chuyên gia thiết kế tại Lippincott cho rằng những công ty có logo lộn xộn, rối mắt thường có kết cục không may mắn. Vì vậy, đối với eBay, Mathews và đội của mình gần như giữ logo nguyên bản, chỉ sửa lại phông chữ in, hạ tông màu và đặt các chữ cái trên cùng một dòng kẻ. Logo mới được tạo ra trông có vẻ “ở nguyên một vị trí” và phù hợp hơn cho một công ty muốn coi việc kinh doanh của mình là nghiêm túc. |
3. Hyatt Place Tập đoàn khách sạn Hyatt mua lại AmeriSuites vào năm 2004, và Lippincott được thuê để xây dựng lại thương hiệu cho toàn công ty mang tên Hyatt Place. Hyatt và các nhà thiết kế tin rằng thị trường com lê cho doanh nhân với giá cả phải chăng của AmeriSuites đã bắt đầu bị coi là sự lựa chọn nhàm chán và rẻ tiền. Cách duy nhất để tồn tại được là biến nó trở thành sở thích của các doanh nhân trẻ hay đi công tác, những người không quá giàu có nhưng vẫn muốn ăn vận sang trọng. Yếu tố cơ bản trong việc trở lại thị trường lần này là tạo cho Hyatt Place một vẻ ngoài thật hấp dẫn và lôi cuốn. Logo cuối cùng là sự kết hợp của hai hình khối khác nhau: “Hình tròn có xu hướng được xem như sự hiện đại và dễ tiếp cận” còn “hình vuông thể hiện sự kiên định và tính kỷ luật”. Đội thiết kế đã chọn những màu sắc rực rỡ cho bảy hình tròn và màu đen cho hai hình tròn còn lại. Khi ở trong bóng tối, những hình tròn có màu sắc tạo nên chữ “H” viết tắt cho “Hyatt”, điều này khiến logo trở nên sống động và kích thước có phần phóng đại hơn. |
4. Starbucks Trong những năm vừa qua, Starbucks không ngừng phát triển với tham vọng trở thành tập đoàn số một thế giới bằng việc mở rộng các sản phẩm khác ngoài cà phê, như bánh ngọt, sandwich và trà. Năm 2011, Starbucks quyết định đơn giản hóa logo để không còn gắn chặt với từ “coffee”. Công việc thiết kế lại bắt đầu với một tiền đề khá cơ bản. Trong quá trình điều tra thị trường, khi được hỏi về màu sắc logo của Starbucks, gần như toàn bộ những người tham gia trả lời là “xanh lá cây”. Nhưng vấn đề ở đây là chỉ có đường tròn phía ngoài của logo cũ là xanh lá cây, hình ảnh nữ thần được viền màu đen. Chính vì thế, các nhà thiết kế đã giải phóng hình nữ thần khỏi đường viền ngoài và tô toàn bộ màu sắc mà khách hàng đã quen với thương hiệu này. Ngoài ra, từ “coffee” được đưa ra phía ngoài vòng tròn, bởi hình ảnh nữ thần đã đủ sức tượng trưng để có thế đứng một mình. |
5. NBC Hình ảnh con công của hãng thông tấn NBC luôn là một trong những logo yêu thích của nhiều nhà thiết kế. Logo này vốn được cải thiện nhiều lần và ngày càng trở nên đơn giản hơn.Tuy nhiên, chuỗi màu sắc trên logo vẫn truyền tải được cảm xúc vui vẻ và tràn đầy năng lượng. |
6. FedEx FedEx cũng là một trong những thương hiệu có logo thành công. Hình mũi tên được tạo thành bởi chữ cái “E” và “x” là một trong những thiết kế ẩn nổi tiếng nhất mọi thời đại. Thực tế, logo này được tạo ra từ năm 1944 bởi Lindon Leader, và giành được hơn 40 giải thưởng về thiết kế. |
7. Apple Logo của Apple là một ví dụ hoàn hảo cho sự cần thiết về khả năng thích ứng với sự thay đổi trong hướng kinh doanh của công ty nó đại diện. Đồng sáng lập Apple, Ronald Wayne, người thiết kế logo đầu tiên của hãng – một bản khắc rất kỳ lạ và chi tiết hình Sir Isaac Newton được cho là thể hiện đúng hướng đi của Apple thủa đầu lập nghiệp, một người ngoài cuộc có nhiều tham vọng. Tuy nhiên sau đó, Steve Jobs thuê Rob Janoff để thay thế logo sao cho hiện đại hơn. Janoff nảy ra ý tưởng về một hình ảnh mang tính tượng trưng với một quả táo bảy sắc cầu vồng bị cắn dở một miếng. Logo này trở thành đơn màu vào năm 1998 để phù hợp với hướng thiết kế sản phẩm tinh giản mà công ty quyết định sẽ theo đuổi. |